New Delhi vốn thường thích ngồi bên lề và tránh đứng về bên nào, tuy nhiên việc mời thầu quốc tế các lô dầu của Việt Nam đang được Ấn Độ thăm dò, Trung Quốc đã dồn Ấn Độ vào chân tường. Ấn Độ phải hành động, nếu không sẽ bị coi là "sợ hãi" và bị Trung Quốc "bắt nạt".
Kể từ khi nắm lại chức vụ Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin không bỏ phí một giây trong việc giải quyết những nguy cơ địa chính trị quốc tế cấp bách nhất đối với Nga. Trung tâm chương trình của ông Putin là tình hình bùng nổ tại Trung Đông, nhất là Xyri.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc và thực lực của Mỹ tương đối suy yếu sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cho vấn đề an ninh khu vực Đông Bắc Á gay gắt thêm. Để giảm đi những nhân tố không xác định, bảo đảm chắc chắn hòa bình khu vực, việc xây dựng cơ chế hợp tác an ninh ở khu vực Đông Bắc Á có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trong thập kỷ qua, Hàn Quốc đã xây dựng một lực lượng hải quân mạnh, độc lập và có thể vươn tới các vùng biển xa hơn. Tham vọng và khả năng hoạt động vươn xa và độc lập với đồng minh Mỹ của Hàn Quốc đã phản ánh sự thay đổi địa chính trị sâu sắc tại khu vực.
Theo Mạng tin tình báo toàn cầu "Stratfor" của Mỹ, mặc dù 6 tháng cuối năm 2012 thế giới sẽ không có những thay đổi lớn, nhưng một số vấn đề đang nổi lên như cuộc khủng hoảng châu Âu, cuộc xung đột Xyri và đấu tranh chính trị ở Trung Quốc và căng thẳng trên Biển Đông.
Mục tiêu kiểm soát Biển Đông đặt Trung Quốc vào thế tiến thoái lưỡng nan: Làm sao để khẳng định chủ quyền lịch sử trong khi vẫn duy trì các chính sách không đối đầu với các nước do ông Đặng Tiểu Bình xây dựng năm 1980.
Quan điểm của Ấn Độ về cặp quan hệ Mỹ-Trung: Ấn Độ lo ngại khi Trung Quốc và Mỹ “xích” lại gần nhau quá và Ấn Độ cũng tỏ ra lo lắng khi Oasinhtơn và Bắc Kinh “xung đột” với nhau.
Cho dù bão đang nổi lên tại Biển Đông, nhưng ưu tiên hàng đầu của các bên tranh chấp là tránh một cuộc xung đột vũ trang. ASEAN và Trung Quốc đều có những lý do rõ ràng để tránh một cuộc chiến tại Biển Đông.
Thất bại về ngoại giao, chính trị và không thể sử dụng giải pháp quân sự cũng như không thể áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế của Liên Hợp Quốc buộc Trung Quốc phải thay đổi cách tiếp cận nhằm hàn gắn hình ảnh và các mối quan hệ.
Khi cạnh tranh địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ gia tăng, các quốc gia khác phải quyết định cách thức đặt mình vào vị trí nào giữa cuộc chơi quyền lực này. Theo Giáo sư quan hệ quốc tế Artyom Lukin, Đại học Liên bang Viễn Đông ở Nga, Mátxcơva chính là một trong những quốc gia dao động nhất trên vũ đài toàn cầu đương đại.