Một cuộc tranh giành đáng lo ngại đang diễn ra ở Biển Đông. Trung Quốc đang chuẩn bị mời thầu hai khu vực được công nhận rộng rãi là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ngoài khơi của Việt Nam, thậm chí sau khi Hà Nội trao quyền thăm dò cho Ấn Độ. Theo Harsh V. Pant t Trường King’s College, bất đồng giữa Ấn Độ và Trung Quốc không chỉ giới hạn ở gianh giới biển và quyền thăm dò, mà còn phản ánh “cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc đang trỗi dậy ở Châu Á”. Pant bình luận rằng Trung Quốc đang dồn Ấn Độ vào góc, buộc nước này phải bảo về quyền tự do hàng hải, luật pháp quốc tế, quan hệ với các quốc gia Đông Á khác và uy tín một cường quốc đang trỗi dậy của Ấn Độ. Các động thái hiếu chiến của Trung Quốc, đang vươn tới Ấn Độ Dương trong khi yêu sách chủ quyền đối với Biển Đông, có thể xung đột với lợi ích lâu dài của quốc gia này, gây lo ngại và làm mất lòng tin của các quốc gia láng giềng. Điều này chỉ có thể khiến quốc gia này mang tiếng là một tiểu bá khu vực luôn chế nhạo các quốc gia khác, tăng cường nhu cầu ổn định Biển Đông. – Yale Clobal.

Trung Quốc đã phớt lờ hoạt động khai thác của Ấn Độ, mời thầu quốc tế các lô dầu của Việt Nam

Trong khi thế giới tập trung vào căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Philipines ở Biển Đông, Bắc Kinh và New Delhi cũng bị cuốn vào cuộc đấu tranh thầm lặng trong vùng biển tranh chấp này. Bằng cách mời thầu quốc tế cho những lô dầu mà Ấn Độ đã giành được quyền khai thác từ Việt Nam, Trung Quốc đã ra lời thách đấu. Với quyết định ở lại với lô dầu đã được chuyển nhượng này, Ấn Độ cho thấy rằng nước này đã sẵn sàng đương đầu với thách thức từ Trung Quốc. Về mặt lợi ích, Trung Quốc phản đối việc Ấn Độ muốn trở thành một cường quốc khu vực.

Xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Biển Đông đã diễn ra hơn một năm nay. Tháng 10 năm 2011, Ấn Độ ký thỏa thuận với Việt Nam để mở rộng và tăng cường khai khác dầu khí ở Biển Đông và nay đã tái khẳng định quyết định của nước này bất chấp thách thức của Trung Quốc về tính hợp pháp đối với sự hiện diện Ấn Độ.

Với việc chấp nhận lời mời của Việt Nam thăm dò dầu khí ở các lô 127 và 128, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC Videsh, hay OVL, không chỉ thể hiện mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị với Việt Nam, mà còn phớt lờ lời cảnh báo tránh xa của Trung Quốc. Sau khi yêu cầu các quốc gia “ngoài khu vực” tránh xa Biển Đông, tháng 11 năm 2011 Trung Quốc đã đưa ra ranh giới đối với Ấn Độ, nhấn mạnh rằng Việc thăm dò hai lô 127 và 128 cần có sự cho phép của Bắc Kinh, nếu không, các hoạt động của OVL sẽ bị coi là bất hợp pháp. Trong khi đó Việt Nam nhấn mạnh Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, yêu sách chủ quyền đối với  đối vơi hai lô đang được thăm dò này.

Ấn Độ đã quyết định đứng về phía Việt Nam và lờ đi sự phản đối của Trung Quốc.

Mặc dù Việt Nam mời thầu Ấn Độ, Trung Quốc vẫn phản đối các dự án khai thác của Ấn Độ ở Biển Đông.

Trung Quốc đang phản đối các dự án khai thác của Ấn Độ trong khu vực, tuyên bố rằng vùng lãnh thổ này thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi Ấn Độ tiếp tục giữ lập trường rằng các dự án khai thác của quốc gia này trong khu vực chỉ mang tính thương mại thuần thúy, Trung Quốc lại coi các hoạt động này là vấn đề chủ quyền.

Các động thái của Ấn Độ làm cho Trung Quốc lo lắng, và quan sát sự can dự ngày càng tăng của Ấn Độ vào khu vực Đông Á bằng ánh mắt nghi ngờ. Ấn Độ quyết định khai thác hydrocarbon với Việt Nam sau sự kiện tháng 7 năm 2011 khi đó một tàu chiến chưa được xác định của Trung Quốc yêu cầu tàu tấn công đổ bộ INS Airavat, trình báo và giải thích sự hiện diện của tàu này ở Biển Đông sau khi rời khỏi vùng biển của Việt Nam. Kết thúc lịch trình cập cảng Việt Nam, tàu chiến của Ấn Độ đang trong vùng biển quốc tế.

Sau khi cho thấy sự thách thức ban đầu, Ấn Độ thể thiện ý định thứ hai. Tháng 5 thứ Bộ trưởng Dầu khí Ấn Độ R.P.N Singh nói với Nghị viện rằng OVL đã quyết định rút khỏi lô 128 của Việt Nam vì hoạt động thăm dò tại đó không có triển vọng về kinh tế. Hà Nội đã không khai nhận định rằng quyết định của New Delhi là để đáp lại sức ép từ Trung Quốc. Tháng 7 năm 2012 sau khi Việt Nam tạo điều kiện nhiều hơn về mặt thời gian cho Ấn Độ, cho thấy triển vọng kinh tế nhiều hơn, Ấn Độ đã quyết định tiếp tục khai thác chung. Việt Nam đã quyết định kéo dài hợp đồng thăm dò dầu khí ở lô 128 của OVL, tái khẳng định rằng nước này đánh giá cao sự hiện diện của Ấn Độ ở Biển Đông để duy trì sự cân bằng chiến lược trong khu vực.

Tháng 6 năm 2012, Tập đoàn dầu khí xa bờ Trung Quốc, CNOOC, đã chia ra 9 lô dầu để thăm dò trong vùng biển mà Việt Nam cũng yêu sách. Lô dầu 128, mà Việt Nam lập luận là ở trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển là một phần của 9 lô mà CNOOC mời thầu quốc tế.

Với việc mời thầu quốc tế các lô dầu của Việt Nam đang được Ấn Độ thăm dò, Trung Quốc đã đẩy Ấn Độ vào chân tường. Vì thế

Trung Quốc đã đẩy Ấn Độ vào chân tườngmời thầu quốc tế các lô dầu của Việt Nam

Ấn Độ không thể sợ hãi trước các hoạt động quân sự của Trung Quốc diễn ra trong thời gian Diễn đàn khu vực ASEAN ở Phnom Penh hồi tháng 7. Do đó, Ấn Độ đã có hành động ủng hộ mạnh mẽ không chỉ tự do hàng hải mà còn cả việc tiếp cận các nguồn tài nguyên phù hợp với các nguyên tắc của luật quốc tế. New Delhi vốn thường thích ngồi bên lề và tránh đứng về bên nào, đã phải hành động, không còn có thể giữ vai trò trung lập nếu quốc gia này muốn bảo vệ uy tín của một đối tác quan trọng ở Đông Á và Đông Nam Á.

Giống như các cường quốc khác, Ấn Độ quan ngại về yêu sách của Trung Quốc ảnh hưởng đến quyền tự do tiếp cận vùng nước ở Biển Đông. Quyền đi lại ở Biển Đông rất quan trọng đối với thương mại và an ninh quốc tế nên khổng thể bị một quốc gia đơn lẻ kiểm soát.

Trong khi đó Trung Quốc đã làm tất cả để khuấy động Biển Đông. Ngày càng có nhiều mối quan ngại về yêu sách của Trung Quốc trong việc sở hữu phần lớn Biển Đông và cách hành xử cứng rắn của Hải quân Trung Quốc trong khu vực. Trong một nỗ lực gần đây nhất, Trung Quốc đã quyết định thành lập một đơn vị đồn trú trên Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa để khẳng định yêu sách trong khu vực. Các lực lượng tuần tra hải quân và không quân Trung Quốc đã sẵn sàng “bảo vệ quyền và lợi ích biển của chúng ta” ở Biển Đông. Trong một hành động phô trương mạnh mẽ quyền lực với sự trợ giúp tích cực của người bạn Cam-pu-chia, Trung Quốc thậm chí đã ngăn cản ASEAN đưa ra một tuyên bố chung lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của tổ chức này. Trung Quốc đã thành công trong trò chơi chính trị chia-để-trị, để khẳng định tranh chấp là vấn đề song phương giữa Bắc Kinh và từng bên yêu sách.

Khi Trung Quốc thừa nhận rằng quốc gia này muốn mở rộng lãnh hải – vùng nước thường được kéo dài 12 hải lý từ bở biển- để

Nếu Trung Quốc có thể mở ộng sự hiện diện tại khu vực Ấn Độ Dương, thì Ấn Độ cũng có thể làm điều tương tự ở Biển Đông.

có được toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế, kéo dài 200 hải lý, nước này đang thách thức nguyên tắc cơ bản của quyền tự do hàng hải. Các cường quốc biển, gồm Ấn Độ tất cả đều có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do hàng hải, tự do tiếp cận các vùng biển thông thường các ở Châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã va chạm với Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Philipins trong các vấn đề liên quan đến khai thác tài nguyên kháng sản và dầu khí ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Lợi ích của Ấn Độ trong việc tiếp cận các nguồn năng lượng của Việt Nam đã khiến nước này xung đột trực tiếp với yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Theo một phân tích gần đây, vấn đề này không đơn thuần là về thương mại và năng lượng. Mà chính là cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc đang trỗi dậy ở Châu Á. Nếu Trung Quốc mở rộng sự hiện diện của nước này ở khu vực Ấn Độ Dương, như Ấn Độ dự đoán, Ấn Độ cũng có thể làm điều tương tự ở Biển Đông. Khi sức mạnh của Trung Quốc tăng lên, quốc gia này sẽ thử quyết tâm của Ấn Độ trong việc duy trì sự hiện diện ở Biển Đông. Cho đến nay, Ấn Độ là một bên quan sát thụ động những căng thẳng và tranh chấp lãnh thổ ngày càng tăng trong khu vực. Nhưng nay, sau khi mở rộng sự hiện diện của quốc gia này ở Biển Đông, New Delhi phải đối đầu với sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực. Thách thức đối với New Delhi là cân bằng giữa tham vọng chiến lược sao cho phù hợp với các nguồn lực và khả năng thực tế.

 Harsh V. Pant giảng dạy tại Đại học King’s College, Luân Đôn. 

Theo Yale Global

Trần Quang (gt)