Nếu như Trung Quốc ngày càng mạnh và tự tin thì không có lý do gì để Bộ trưởng Lương Quang Liệt vắng mặt tại Đối thoại Shangri-La, trừ khi sự phát triển đó có những giới hạn - đặc biệt là trước sức ép của chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ.
Càng gần đến thời điểm chuyển giao lãnh đạo tại Trung Quốc, các lãnh đạo, đặc biệt là giới quân sự càng bận tâm và chú ý nhiều hơn đến các “ưu tiên trong nước”. Việc ông Lương Quang Liệt không tham dự Đối thoại Shangri-La lần này cũng không phải là ngoại lệ.
Oasinhtơn đang phát triển chiến lược "Thế trận Không-Biển" (Air-Sea Battle concept) nhằm duy trì ưu thế quân sự vượt trội.Chiến lược này nhằm đánh bại các khả năng Chống tiếp cận/Ngăn chặn khu vực (A2/AD) biển gần của các đối thủ cạnh tranh, trước hết là Trung Quốc.
Một số nhà phân tích ở Philíppin đang rất bi quan về việc giải quyết tranh chấp bãi cạn Scarborough ở Biển Đông giữa nước này và Trung Quốc. Tranh luận pháp lý có thể tiếp tục cho tới khi chán nản, nhưng ít có khả năng vấn đề chủ quyền được giải quyết triệt để.
Cả Trung Quốc và Philippines, khi bị cuốn vào cuộc đối đầu này đã thực hiện những hành động mà hậu quả là làm cản trở phương án giải quyết bằng con đường ngoại giao. Bế tắc tại Bãi cạn Scarborough cho thấy mặt hạn chế của sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc.
Để đối phó với các hành động của Trung Quốc, Hoa Kỳ cần phải tiến tới việc thành lập một tổ chức gồm các liên minh ngầm giữa các nước Đông Nam Á, cũng như tăng cường hợp tác để đương đầu với đối thủ hiếu chiến tiềm tàng.
Trung Quốc thiết lập trạm giám sát biển ở đảo Phú Lâm; Đài Loan tổ chức trại hè quân đội ở Trường Sa; Việt Nam đề nghị Nhật Bản cùng khai thác dầu khí; Philippines rút hết tàu khỏi bãi cạn Scarborough; Mỹ cung cấp hệ thống radar giám sát bờ biển cho Philippines.
Đối với sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ, nghiên cứu viên Đào Văn Chiêu thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng trước hết Trung Quốc có thể điềm tĩnh ứng phó, theo dõi sát sao, không cần phải “ăn miếng trả miếng”.
Để trở thành cường quốc và soán ngôi của Mỹ một cách hòa bình như cách thức mà Trung Quốc tuyên truyền: “trỗi dậy hòa bình”, ngoài khả năng bản thân, Trung Quốc cần phải có bạn bè và đồng minh. Nhưng những gì nước này đang thể hiện lại thể hiện một xu hướng ngược lại: bạn bè thì ít nhưng kẻ thù thì ngày càng nhiều.
Sau chuyến thăm Thái Lan gần đây của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey, và tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta về việc trọng tâm của Mỹ chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Đối thoại an ninh Shangri-La ở Xinhgapo, Thái Lan và Mỹ đang có nhiều động thái nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai bên.