Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta đã trình bày việc dịch chuyển chiến lược sang phía Đông của Mỹ tại Đối thoại An ninh châu Á-Thái Bình Dương, sự điều chỉnh này lại một nữa thu hút sự tranh luận mạnh mẽ trong các nước ở khu vực, trong đó nổi lên câu hỏi: sự điều chỉnh này có phải là nhằm vào Trung Quốc? Đào Văn Chiêu cho rằng kiềm chế Trung Quốc thực sự là một nhân tố quan trọng, nhưng vẫn còn nhân tố khác. 

Trong 10 năm vừa qua, Mỹ nhận thấy ảnh hưởng của mình tại châu Á đang giảm sút, ảnh hưởng của Trung Quốc đang tăng lên. Trung Quốc với 10 năm hoàng kim sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thực hiện một cách có hiệu quả rõ rệt chính sách “lấy láng giềng làm bạn”, sự tăng trưởng thực lực của Trung Quốc cũng giúp cho sự phát triển của nó và quan hệ kinh tế với các nước láng giềng có được những “trụ cột” có lực.

Năm 2010, Trung Quốc và ASEAN xây dựng khu mậu dịch tự do và Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của ASEAN. Ở Đông Bắc Á, Trung Quốc đã thay Mỹ trở thành bạn hàng lớn nhất của Hàn Quốc và Nhật Bản, trong khi (dưới thời kỳ Kim Tê Chung, Rô Mu Hiên) quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn suy yếu; Mỹ và Nhật Bản không ngừng tranh luận về vấn đề di dời căn cứ Okinawa, đặc biệt là trong thời kỳ Thủ tướng Hatoyama thuộc đảng Dân chủ... Tóm lại, trong các nước đồng minh của Mỹ đã xuất hiện khuynh hướng “trung lập hóa”, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc ngày một xích lại gần nhau, còn đối với Mỹ thì lại xuất hiện khuynh hướng rời xa. Đây là điều Mỹ đương nhiên không thể cho phép.

Sau khi Obama nhậm chức tổng thống đã tiến hành nghiên cứu kiểm tra lại tình hình châu Á-Thái Bình Dương, cho rằng so sánh lực lượng tại đây đã “mất cân bằng”. Cũng có thể nói, địa vị chủ đạo của Mỹ tại đây đã bị sự trỗi dậy của Trung Quốc thách thức. Không chỉ như vậy, đối với địa vị lãnh đạo toàn cầu và ý kiến chủ lưu của Mỹ, sự thách thức chủ yếu xuất phát từ Trung Quốc. Hiện nay, Mỹ muốn tăng cường đầu tư lớn vào khu vực này để xây dựng lại địa vị chủ đạo của Mỹ trong khu vực. Có thể thấy, chiến lược mới này của Chính quyền Obama mang đậm nhân tố trói buộc và cân bằng Trung Quốc. 

Đối với sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ, tác giả cho rằng trước hết Trung Quốc có thể điềm tĩnh ứng phó, theo dõi sát sao, không cần phải “ăn miếng trả miếng”. Trong giai đoạn gần đây, có học giả thảo luận vấn đề Trung Quốc có nên thay đổi chính sách “không kết đồng minh” hay không? Tác giả cho rằng “không kết đồng minh” là một nguyên tắc quan trọng của chính sách ngoại giao tự chủ độc lập của Trung Quốc trong thời kỳ mới xây dựng hiện đại hóa, phù hợp với lợi ích căn bản của Trung Quốc. Một số sự việc nảy sinh xung quanh Trung Quốc không lay động về bản chất nguyên tắc này. 

Thứ hai, tiếp tục nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác hợp tác tôn trọng lẫn nhau, song thắng, cùng có lợi. Đây là nhận thức chung giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Obama trong chuyến thăm Mỹ tháng 1/2011. Tháng 2/2012 khi Phó Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Mỹ, hai bên cùng nhắc lại điều này, không thay đổi vì sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ. Trung Quốc hoan nghênh Mỹ phát huy vai trò mang tính xây dịch tích cực tại châu Á-Thái Bình Dương, nhưng các nghị trình an ninh, các cuộc diễn tập quân sự quá nhiều, quá dày đặc, quy mô quá lớn rõ ràng không có lợi cho sự ổn định của khu vực, chỉ có thể dẫn tới sự gia tăng căng thẳng khu vực, bao trùm bóng đen lên quan hệ hai nước. 

Thứ ba, tiếp tục thực hiện chính sách “láng giềng hòa thuận”. Trong 30 năm qua, Trung Quốc thực hiện chính sách này, tạo môi trường xung quanh tốt đẹp cho xây dựng hiện đại hóa, cần khẳng định đầy đủ hơn nữa vấn đề này. Nhìn ra thế giới, giữa nhiều nước láng giềng đều có vấn đề biên giới, đều có tranh chấp lãnh thổ. Trong tình trạng tranh chấp lãnh thổ vẫn có thể phát triển quan hệ hai nước, bao gồm mậu dịch, đầu tư và hợp tác kinh tế. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không phải là toàn bộ quan hệ láng giềng của Trung Quốc, cũng không phải là toàn bộ quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, thậm chí không phải là toàn bộ quan hệ giữa Trung Quốc với các nước đòi chủ quyền. Tranh chấp lãnh thổ cần được đặt vào vị trí thích đáng. 

Theo Đại Công báo

Văn Cường (gt)