Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Nation tại Băngcốc xung quanh mối quan hệ Trung Quốc – ASEAN, bà Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh cho rằng, trong vấn đề Biển Đông, Công ước LHQ về luật biển không thể được áp dụng theo những điều trong quá khứ và ASEAN nên giữ cái đầu lạnh về vấn đề Biển Đông.
Nguy cơ xung đột tại Biển Đông là có thật. Tranh chấp Trung-Phi về cá gần đây tạo nên “mô hình bãi cạn Scarborough”. Trung Quốc sẽ thừa cơ tiếp tục khẳng định chủ quyền tại các khu vực khác bằng việc triển khai lực lượng tàu ngư chính, hải giám.
Theo Trịnh Vũ, nghiên cứu viên Phòng nghiên cứu Nga - Âu - Á, Viện KHXH/TQ, Trung – Nga không cần hợp tác quân sự, thay vào đó là thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược trong trạng thái phi đồng minh. Tác giả đã đưa ra 6 lý do giải thích cho điều này.
So với các lựa chọn như đi đơn độc một mình hay đối đầu với Mỹ thì việc lôi kéo ASEAN như đối tác đối thoại chính tại biển Đông có thể là sự lựa chọn với chi phí thấp nhất của TQ để đạt được thỏa ước chính trị hợp lý.
Hai cường quốc Mỹ, Trung đang tiến hành cuộc chiến không khoan nhượng nhằm tranh giành ảnh hưởng chính trị và quyền kiểm soát trên các tuyến đường biển, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Sự phát triển mạnh mẽ về hải quân, đặc biệt là tên lửa Đông Phong 21D mà phía Mỹ cho rằng nó có khả năng thay đổi cả luật chơi trên biển vốn do Mỹ chi phối. Liệu Trung Quốc sẽ trở thành một thế lực biển đáng gờm có khả năng thách thức trực diện với Mỹ?
Khai mạc hội nghị ASEAN-Trung Quốc về COC; Trung Quốc xây dựng trung tâm nghiên cứu hải sản, tiến hành diễn tập ở Biển Đông; TTXVN bác bỏ thông tin tàu hải giám Trung Quốc chặn đuổi tàu công vụ Việt Nam; Philippines gửi công hàm phản đối Trung Quốc thành lập ‘thành phố Tam Sa’ và cùng Mỹ tập trận chung trên biển; Nhật Bản-Philippines tăng cường hợp tác hải quân.
Biển Đông sẽ là cái “bẫy” trên con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc nếu như nước này sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Đây có thể coi là một phép thử cho sự phát triển hòa bình của nước này.
Báo TQ: Nếu ASEAN cuốn sâu vào tranh chấp Biển Đông sẽ khiến Biển Đông trở thành “công việc lớn nhất” của ASEAN, như vậy vai trò địa chính trị của tổ chức này sẽ bị biến chất.
Học giả TQ: Trong vấn đề Biển Đông, TQ cần “ra uy” và “thiết lập luật lệ”, nếu gặp những sự việc không thể nhường nhịn thì cần phải tấn công đáp trả, hơn nữa cần phải cho cồng đồng quốc tế biết được giới hạn của TQ đến đâu.