Thời gian qua, Trung Quốc đã đẩy nhanh các hợp đồng mua bán vũ khí với một số nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Động thái này khiến Mỹ cũng phải tăng cường trở lại các vụ mua bán vũ khí tại khu vực này.
Trong bài viết “China’s Rise Isn’t Our Demise” đăng trên tờ "Thời báo Niu Yoóc", Phó Tổng thống Mỹ Joseph R. Biden bác bỏ quan điểm cho rằng sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc là một nguy cơ đe dọa đối với Mỹ và rằng mục tiêu của Mỹ cũng không phải là tạo dựng một vành đai châu Á-Thái Bình Dương để bao vây Trung Quốc. Hai bên sẽ đều có thể phát triển và thịnh vượng trong cạnh tranh
Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ về các dự án thăm dò dầu khí ở Biển Đông; Ấn Độ bác bỏ phản đối của Trung Quốc về việc thăm dò dầu khí; Ấn Độ khẳng định hợp tác với Việt Nam tại Biển Đông; Việt Nam ủng hộ Ấn Độ hiện diện ở châu Á – Thái Bình Dương; Tổng thống Philippines ra sắc lệnh bảo vệ biển đảo; Việt Nam - Indonesia nhất trí tuần tra chung trên Biển Đông; Mỹ - Australia ủng hộ tự do đi lại ở...
Báo mạng Washington Post gần đây có đăng bài In South China Sea, a dispute over energy đăng tải những tranh luận về quyền sở hữu tại Biển Đông có từ hàng thập kỷ nay khi từ năm 1947, Tưởng Giới Thạch vẽ ra bản đồ 11 đoạn đánh dấu sở hữu gần như toàn bộ vùng biển 1,3 triệu dặm vuông này. Trung Quốc sau đó lật đổ Tưởng nhưng vẫn giữ lại bản đồ đó và chỉ cắt đi vài đoạn.
Ngày 15/9, báo mạng India Time có đăng bài India, China Square off for sea fight loan báo Trung Quốc mới đây đã yêu cầu tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh đình chỉ dự án thăm dò hai lô dầu khí ở Biển Đông, thuộc khu vực mà Việt Nam khẳng định thuộc chủ quyền của mình, nhưng Bắc Kinh lại cho là lãnh thổ của họ.
Cơn khát dầu của Trung Quốc đã khiến nước này liên tiếp có những hành vi gây gổ các quốc gia tranh chấp tại Biển Đông, điều này đã phá hỏng đi hình ảnh “phát triển hòa bình” nước này dày công xây dựng, như lời thống đốc Palawan (Philippin) nói “Trung Quốc cần năng lượng hơn là hình ảnh của mình”. Lược dịch bài viết “In the South China Sea, a dispute over energy” đăng trên Washington Post.
Đến hẹn lại lên, mỗi khi diễn ra các chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, Trung Quốc được các chính trị Mỹ gia sử dụng với vai trò là “vật tế thần” nhằm giành được sự ủng hộ của cử tri. Một số bình luận trong bài “INSIGHT-China centre stage in long-running U.S. campaign” trên Reuters như sau.
Việc chủ động can dự vào Biển Đông của Ấn Độ nằm trong chính sách “Hướng Đông”, một mặt tạo sự ảnh hưởng tại khu vực, mặt khác cũng là để đáp trả việc Trung Quốc ủng hộ Pakixtan đối phó với Ấn Độ.
Trung Quốc lại một lần nữa lên tiếng phản đối các hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông của Công ty ONGC Videsh Ltd. của Ấn Độ và nói rằng nếu không có sự chấp thuận của Trung Quốc thì những dự án như vậy là bất hợp pháp và vô giá trị. Báo chí Ấn Độ trích lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 19/9 nói rằng Ấn Độ sẽ xâm phạm “chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc” nếu công...
Báo "Rebelion" của Tây Ban Nha mới đây đã đăng bài phân tích India busca pleito con China của cựu Đại sứ Ấn Độ M.K. Bhadrakumar liên quan đến những sự kiện đang diễn ra tại Biển Đông. Theo bài báo, trong vài năm trở lại đây, Ấn Độ đã bắt đầu "nhúng tay" vào khu vực Biển Đông và có vẻ như đang tiến một bước quyết định để tới “vùng nước xoáy”.