I. Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Trung Quốc sử dụng việc nghiên cứu khoa học để củng cố tuyên bố chủ quyền tại biển Đông. Chủ tịch Viện Khảo sát và bản đồ Trung Quốc Trương Kế Tiên cho hay nước này sẽ tăng tốc trong việc vẽ bản đồ, đo đạc địa hình đáy biển. “Trong tương lai gần, ngành khoa học bản đồ của Trung Quốc sẽ mở rộng phạm vi từ đất liền đến 3 triệu km2 lãnh hải thuộc chủ quyền của mình”[1].

Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ về các dự án thăm dò dầu ở Biển Đông. Bắc Kinh cảnh cáo các công ty dầu khí nước ngoài không được 'can dự vào cuộc tranh chấp Biển Đông' sau khi có tin trên báo Ấn Độ về chuyện tập đoàn ONGC Videsh Ltd của Ấn Độ vào khai thác lô 127 và 128 của Việt Nam ở Biển Đông. Bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại cuộc họp báo thứ Năm ở Bắc Kinh cho biết "Quan điểm của chúng tôi luôn nhất quán rằng Trung Quốc phản đối mọi quốc gia khai thác dầu khí tại vùng biển thuộc chủ quyền của mình"[2].

“Nhật Bản và Philippines tổ chức tham vấn càng làm vấn đề phức tạp”. Trong bối cảnh tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông đang ngày càng phức tạp hai nước Nhật Bản và Philippines tổ chức tham vấn cấp chính phủ như vậy đã gây nên sự chú ý cao độ, hai bên đều có ý đồ riêng đối với quyền lợi biển của Trung Quốc, mong muốn cùng nhau hợp sức để đối kháng với Trung Quốcmưu cầu lợi ích riêng cho bản thân mình[3].

Tọa đàm về quyền lợi và chiến lược biển Trung Quốc. Buổi Tọa đàm hẹp tại Bắc Kinh giữa các chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc, tập trung phân tích tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển của Trung Quốc, những diễn biến gấn đây về tình hình Biển Đông, đặc biệt là nhân tố Mỹ và ảnh hưởng đến cục diện xung quanh Trung Quốc. Các học giả cũng đưa ra các kiến nghị chính sách cho Chính phủ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông[4].

Trung Quốc hoàn thành việc phủ sóng thông tin di động toàn bộ các đảo đóng quân thuộc quần đảo Trường Sa. Hải quân và Tập đoàn thông tin di động Trung Quốc cùng phối hợp xây dựng Trạm thông tin di động quần đảo Trường Sa  hơn 1 năm qua. Trung Quốc đã cử 8 đợt với 70 cán bộ kỹ thuật và vận chuyển gần 30 tấn vận liệu ra quần đảo Trường Sa, tổng cộng đã xây dựng 8 trạm kỹ thuật và 03 trạm vệ tinh mặt đất[5].

“Tranh chấp Biển Đông: Lịch sử hình thành và con đường giải quyết” của Kim Xán Vinh Lưu Thế Cường. Bài viết đưa ra một số căn cứ về lịch sử và pháp lý để chứng minh Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với đảo Trường Sa và vùng biển lân cận, việc bảo vệ lợi ích chủ quyền quần đảo Trường Sa là trách nhiệm thiêng liêng của chính phủ Trung Quốc. Ngoài việc đề xuất bốn giải pháp cân bằng giúp Trung Quốc phá vỡ cục diện khó khăn về vấn đề Biển Đông, bài viết chỉ ra rằng chỉ có xây dựng một cục diện cùng khai thác bền vững để các nước cùng được hưởng lợi thì mới thực sự thực hiện được việc gác tranh chấp, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế sang lĩnh vực an ninh chính trị[6].

Ấn độ can dự vào Biển Đông nhằm mục đích chống lại Trung Quốc. Theo giáo sư Wun Xinbo, Đại học Fudan, việc khai thác chung giữa Ấn độ và Việt nam không phải một sự tình cờ bởi trong những năm gần đây quan điểm hướng đông của Ấn độ ngày càng tăng. Là quốc gia Nam Á, Ấn độ tích cực tham gia vào các vấn đề Nam Á với sự hỗ trợ của Mỹ. Dự án này giúp Ấn độ một mũi tên bắn trúng hai đích. Vừa có lợi ích kinh tế vừa giúp nước này cân bằng với Trung Quốc về mặt chính trị [7]

Đọc toàn bộ Bản tin tại đây



[1] http://www.chinadaily.com.cn/cndy/2011-09/14/content_13680373.htm

[2] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/09/110915_india_vietnam_china_reax.shtml

[3]Mạng Tiên khu đạo báo ngày 11/9

[4]http://gb.chinareviewnews.com/crnwebapp/mag/docDetail.jsp?coluid=61&docid=101816170&page=1

[5]Tân hoa xã ngày 9/9/2011

[6]Mạng Nhân dân Trung Quốc(13/9)

[7]http://articles.economictimes.indiatimes.com/2011-09-18/news/30172047_1_south-china-sea-india-and-china-china-claims