Những tranh luận về quyền sở hữu tại Biển Đông  có từ hàng thập kỷ nay khi từ năm 1947, Tưởng Giới Thạch vẽ ra bản đồ 11 đoạn đánh dấu sở hữu gần như toàn bộ vùng biển 1,3 triệu dặm vuông này. TQ sau đó lật đổ Tưởng nhưng vẫn giữ lại bản đồ đó và chỉ cắt đi vài đoạn.

Cơn khát năng lượng ngày nay của TQ đã thêm vào tranh chấp một số nhân tố mới khiến nước này tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" tại Biển Đông. Theo Tổ chức năng lượng quốc tế, quá nửa dầu của TQ là nhập khẩu trong khi nhu cầu loại nhiên liệu này của TQ sẽ tăng gấp đôi trong vào ¼  thế kỷ tới. Nhu cầu khí tự nhiên của TQ, nhiên liệu khá dồi dào tại Trường Sa, cũng sẽ tăng gấp 4. TQ đang nỗ lực gia tăng nguồn nhiên liệu dự trữ của mình, hiện chỉ chiếm 1,1% của toàn cầu, trong khi năm ngoái họ đã tiêu thụ tới 10,1 % lượng dầu của thế giới và 20,1 % tổng số toàn bộ nhiên liệu toàn cầu.

Kết quả là, Bắc Kinh không chỉ coi tranh chấp tại Biển Đông đơn giản là vấn đề dân tộc chủ nghĩa mà đây còn là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế nước này trong tương lai.

Cựu Chỉ huy Thái Bình dương của Mỹ William Fallon cũng cho rằng, tiềm năng dưới biển tại Biển Đông là một nhân tố khiến TQ có những hành động gây gổ gần đây tại khu vực này. Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận vẫn có một màn sương bao phủ quanh nguyên nhân đích thực của hiện tượng trên. Một trong những yếu tố khiến người ta khó đoán được điều này là do các tính toán lẫn lộn của TQ giữa quân sự, thương mại và chiến lược đối với vùng biển này. Ví dụ như việc Công ty dầu khí quốc gia ngoài khơi TQ (CNOOC) lại do chính quyền chi phối và đưa ra tất cả các quyết định quan trọng. Do đó người ta không rõ yếu tố kinh doanh hay các yếu tố khác đã ảnh hưởng tới chiến lược hoạt động của công ty.

Sau khi công ty này khánh thành dàn khoan dầu khổng lồ trị giá 1 tỷ USD và dự định đưa vào hoạt động tại Biển Đông, tướng Philipine chịu trách nhiệm bảo vệ Vùng bờ biển phía Tây Juancho Sabban đã chuẩn bị sẵn sàng cho những rắc rối. Với số lượng ít ỏi các phương tiện cũ kỹ, ông này yêu cầu ngư dân Philipine sẵn sàng dùng các thuyền nhỏ của mình để ngăn cản dàn khoan trên nếu nó xuất hiện tại vùng biển ngoài khơi Palawan thuộc PLP. Tướng Sabban tin rằng, mặc dù PLP không thể so sánh với sức mạnh quân sự của TQ nhưng nước này vẫn có thể kháng cự lại.

Lãnh đạo PLP và TQ cam kết giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa bình, tuy vậy vẫn chưa nhất trí được việc TQ muốn đàm phán với từng nước có tranh chấp trong khi PLP muốn có một giải pháp mang tính khu vực.

Vào năm ngoái, TQ đã càng trở nên quyết đoán trong các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của mình khi họ không chỉ va chạm với PLP,VN, Malaysia, ĐL, Brunei mà còn tranh chấp với NB tại Vùng Biển Hoa Đông. Trong năm nay, tàu TQ cũng đã cản trở tàu khảo sát địa chấn PLP hoặc VN buộc tội tàu TQ cắt cáp thăm dò tàu khảo sát mà nước này thuê của Nga. Ngân sách quân sự TQ tăng trung bình hơn 12%/năm  trong thập kỷ qua cũng được đầu tư khá nhiều vào hải quân: TQ vừa khánh thành chiếc tàu sân bay đầu tiên của mình vào tháng 8, hoàn thành xây dựng căn cứ tàu ngầm tại Hải Nam năm ngoái và đang tiến triển nhanh chóng trong phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay.

Trên một số lĩnh vực, TQ mong muốn duy trì nguồn cung cấp năng lượng ổn định sao cho phù hợp với lợi ích của Mỹ và một số nước khác: tất cả đều muốn một đường biển mở và các tàu chở dầu có thể đi qua eo Malacca trên đường tới TQ, NB và các nước khác. Tuy vậy, việc TQ khăng khăng sở hữu gần như toàn bộ vùng biển này cũng như tài nguyên tại đây đã gây ra khó chịu ảnh hưởng tiêu cực tới thiện chí mà nước này vốn từng dày công xây dựng. Thống đốc Palawan cho rằng, có lẽ TQ cần năng lượng hơn là hình ảnh của mình. Vấn đề tranh chấp tại Biển Đông nay đã trở thành chủ đề chính tại PLP. Một số chính trị gia PLP thậm chí muốn Mỹ mở lại căn cứ hải quân tại nước này.

Theo Washington Post

Trần Quang (gt)