Công bố của Trung Quốc được đưa ra sau khi Chính phủ Ấn Độ khẳng định rằng họ đã xem xét đến quan điểm của Trung Quốc và Việt Nam trước khi cho phép công ty ONGC Videsh ký kết hợp đồng với các công ty của Việt Nam. Sự phản đối gia tăng này của Trung Quốc diễn ra chỉ vài ngày trước chuyến thăm Bắc Kinh của Phó Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Ấn Độ Montek Singh Ahluwalia từ 24 - 26/9 để tiến hành cuộc “Đối thoại Kinh tế Chiến lược Ấn - Trung” lần đầu tiên. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn giữ nguyên lập trường về việc này, cho rằng hoạt động thăm dò của OVL đang được tiến hành tại 2 lô thuộc chủ quyền Việt Nam, phù hợp với các nguyên tắc quốc tế và sẽ được tiếp tục. Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna trong chuyến thăm Hà Nội vừa qua cũng nói lĩnh vực năng lượng, bao gồm các hoạt động thăm dò dầu khí, là một lĩnh vực hợp tác then chốt giữa Ấn Độ và Việt Nam.

Theo các nhà phân tích, dự kiến ​​của Ấn Độ tham gia vào khai thác Biển Đông nối tiếp sau một loạt các dự án của Trung Quốc trên khắp các nơi ở Ấn Độ Dương vành đai xung quanh Ấn Độ. Theo một số nhà chiến lược Ấn Độ, Trung Quốc đã thiết lập các cơ sở hải quân và tiếp cận các cảng biển từ Myanmar đến Pakistan, với một cảng biển sâu chiến lược tại Hambantota, Sri Lanka, ở giữa. Vì vậy, Harsh Pant, một học giả về các vấn đề quốc tế tại đại học King, London, viết: Ấn Độ cần phải chơi một ván bài tương tự. Ấn Độ phải mạnh mẽ bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông, phải xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược đáng tin cậy với các quốc gia khác trong khu vực để ngăn chặn sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực nếu không sẽ làm suy yếu lợi ích an ninh Ấn Độ và khu vực.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, việc thêm Ấn Độ tham gia vào tranh chấp ở Biển Đông có thể là một thách thức đối với vị trí của Trung Quốc và chỉ có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng. Một bài xã luận của Thời báo Toàn Cầu, Trung Quốc là tờ báo phát ngôn cho lãnh đạo ở Bắc Kinh, đã nghiêm khắc cảnh báo Ấn Độ vì đã có hành động vừa qua. Biên tập của tờ báo cũng viết: Ấn Độ nên nhớ rằng hành động của họ trong vùng Biển Đông sẽ đẩy Trung Quốc đến giới hạn. Trung Quốc luôn ấp ủ tình hữu nghị Trung - Ấn Độ, nhưng điều này không có nghĩa là Trung Quốc đặt giá trị của nó trên hết.

Tạp chí Times của Mỹ tuần này đăng bài tựa đề “Liệu chiến tranh bắt đầu thế này chăng?”, nhận định rằng bất đồng lãnh thổ thuộc loại khó phân giải nhất thế giới (Biển Đông) “đang trở nên hầm hập” và nếu các quốc gia liên quan không kiềm chế thì nguy cơ xung đột “khó mà tính trước được”. Tạp chí này nhắc tới một sự kiện cũng mới xảy ra, là tàu chiến Airavat của Ấn Độ khi thăm Việt Nam đã nhận cảnh báo từ nguồn tự nhận là hải quân Trung Quốc nói tàu này đang ở trong lãnh hải Trung Quốc; và nhận định rằng “nguy cơ xung đột trên biển khó có thể đoán trước” hơn là trên bộ. Tờ Times dẫn lời một nhà quan sát lâu năm ở châu Á, ông Gwynne Dyer, nói trong khi một cuộc chiến tranh trên đất liền đòi hỏi nhiều cân nhắc tính toán kỹ lưỡng từ các bên trước khi có thể xảy ra, thì trên biển “thật dễ bị lâm vào một sự đối đầu quân sự nghiêm trọng mà chẳng bên nào dự định cả”. Bài báo cũng nhấn mạnh rằng một khi Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia hạt nhân với dân số chung chiếm 1/3 dân số trái đất, chạm trán nhau thì hậu quả khôn lường.

Theo Tân Hoa Xã, một số nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng việc Ấn Độ hợp tác với Việt Nam khai thác dầu khí Biển Đông là việc làm nguy hiểm, biểu hiện sự không hài lòng của Ấn Độ trong việc Trung Quốc thiết lập quan hệ mật thiết với Myanmar và Pakistan. Nhà nghiên cứu Ngô Tâm Bá thuộc Đại Học Phúc Đán đánh giá, việc hợp tác trên với Việt Nam của Ấn Độ là mũi tên trúng hai đích, vừa thu lợi từ khai thác dầu khí, vừa có thể kiềm chế Trung Quốc./.

 Thanh Hằng (gt)