Tranh chấp Biển Đông hiên nay không chỉ dấy lên mối quan tâm của riêng các quốc gia liên quan trực tiếp, mà nó đã kéo theo sự liên quan và ảnh hưởng của nhiều quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Do đó, phương thức giải quyết tranh chấp sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường, quan hệ quốc tế khu vực châu Á trong thời gian 20 – 30 năm tới.
Ngày 1/7 tạp chí Jamestown Foundation có đăng bài viết của hai tác giả Nong Hong và Wenran Jiang có tựa đề Chinese Perceptions of U.S. Engagement in the South China Sea. NCBĐ xin giới thiệu nội dung chính bài viết dưới đây.
Báo Hồng Kông “Thái Dương” ngày 4/7 cho biết Mỹ và Philíppin dự định đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Ngoại trưởng Philíppin cho biết tranh chấp Biển Đông sẽ là chủ đề chính của diễn đàn này, còn Đại sứ Mỹ tại Philípin cho rằng diễn đàn này là cơ hội tốt nhất để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Theo báo “Thái Dương” (Hồng Kông), tình hình tranh chấp Biển Đông vẫn có xu hướng căng thẳng. Trên thực tế, để độc bá Biển Đông, Trung Quốc hiện vẫn chưa đủ sức mạnh, song để ngăn cản các nước xung quanh khai thác Biển Đông, Trung Quốc vẫn còn vô số cách thức.
Một số đánh giá, phân tích về: hội thảo về Biển Đông tại Philippin, sự thiếu thống nhất, đoàn kết trong ASEAN về vấn đề tranh chấp, người Philippin ở nước ngoài chuẩn bị tổ chức biểu tình chống Trung Quốc là những nội dung chính mà NCBĐ tổng hợp dưới đây.
Tờ Japan Times số ra gần đây đăng bài viết “South China Sea: making sense of nonsense” của Mark Valencia, chuyên gia phân tích chính sách hàng hải và là cựu nghiên cứu sinh cao cấp tại Trung tâm Đông-Tây về tranh chấp Biển Đông. Bài viết tìm hiểu và phân tích những lý do vì sao nội bộ Trung Quốc hiện nay lại có những tín hiệu, hành động mâu thuẫn và thiếu nhất quán trong vấn đề Biển Đông.
Theo báo "Yomiuri" (Nhật), với việc đưa tàu sân bay vào sử dụng, Trung Quốc đang định thâu tóm hoàn toàn quyền khống chế trên Biển Đông, tiến hành phong tỏa và thâm nhập sâu vào vùng biển này. Đây là mối nguy hiểm không chỉ đối với biển Đông mà còn đối với cả biển Hoa Đông, nơi có quần đảo Senkaku của Nhật Bản.
Trong bài viết đăng trên báo "Bưu điện Giacácta" mới đây “Indonesia and the South China Sea dispute”. Nhà nghiên cứu Ristian Atriandi Supriyanto, Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác Đông Á (CEACoS) - Đại học In-đô-nê-xi-a đánh giá In-đô-nê-xi-a có một vai trò quan trọng không chỉ giúp làm dịu căng thẳng mà còn đại diện cho quan điểm tập thể của ASEAN về tranh chấp ở Biển Đông
Theo tờ “Sankei” (Nhật Bản), nhân dịp tham gia một cuộc thao diễn quốc tế ở Brunây, tàu khu trục của Shimakaze của MSDF cùng một tàu khu trục của Hải quân Mỹ và một tàu tuần tra của Hải quân Ôxtrâylia tiến hành huấn luyện một số nội dung như tác chiến thông tin và vận động chiến thuật tại vùng biển nằm ở phía Nam quần đảo Trường Sa.
Ngay trong ngày đầu tiên công du Trung Quốc, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ - Đô đốc Mike Mullen - khẳng định Mỹ kiên quyết duy trì sự hiện diện ở Biển Đông, khu vực đang hết sức căng thẳng sau một loạt hành động hung hăng của Trung Quốc nhằm vào Việt Nam và Philíppin. Có thể nói đây chính là tuyên bố đang được nhiều nước châu Á trông đợi.