Với nhan đề “Asean is living dangerously in South China Sea”, bài xã luận của mạng The Nation viết, môi trường bình yên trên Biển Đông đã bị phá hoại nghiêm trọng sau khi căng thẳng tại đây đã tăng lên gấp bội trong vài tháng gần đây. Nếu cứ để căng thẳng tiếp tục leo thang, nó sẽ tiến tới đỉnh điểm và xung đột quân sự chưa từng thấy trong lịch sử có thể xảy ra.
Hôm 27/6, Trung Quốc đã kêu gọi Việt Nam thực hiện sự đồng thuận song phương về vấn đề Biển Đông đã đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của đặc phái viên Việt Nam ông Hồ Xuân Sơn tuần trước.
Trung Quốc thời báo ngày 29/6 đăng bài “Học giả quân sự Trung Quốc: Trung Quốc có quyền dùng vũ lực để thu hồi các đảo tại Biển Đông”. Nội dung chính như sau:
Tờ “Đại Công báo” (Hồng kông) ngày 29/6 đăng bài viết của Giáo sư Kiều Tân Sinh thuộc Đại học Kinh tế Trung Nam cho biết xét về chiến lược, Trung Quốc cần đưa vấn đề chủ quyền và lợi ích hải dương ở Biển Đông vào lợi ích cốt lõi quốc gia; song xét về sách lược, Trung Quốc cần có thái độ thực tế, tìm hiểu toàn diện tình hình tài nguyên dầu khí khu vực Biển Đông và khẩn trương tiến hành các hoạt động...
Ngày 29/6 Mạng Eastasia.org có đăng bài China’s Militant Tactics in South China Sea của tác giả David Arase, giáo sư Chính trị tại Đại học Pomona tại Claremont, California, cho rằng hiện nay Trung Quốc đang đi theo cách thức gọi là “sử dụng cơ bắp đơn phương” nhằm bảo đảm lợi ích của chính mình bất chấp lợi ích của các nước nhỏ khác. Có bốn nguyên nhân chính giải thích cho sự điều chỉnh chiến sách...
Báo mạng Eurasia Review đăng bài China-Vietnam Row On Spratlys In South China Sea: Lession For India của tác giả D. S. Rajan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chennai (Ấn Độ) về Trung Quốc, phân tích về các hành động của Trung Quốc ở Trường Sa, từ đó rút ra các bài học cho Ấn Độ trong đối phó với Trung Quốc.
Thời báo hoàn cầu đăng bài viết của Lý Lệnh Hoa, nghiên cứu viên Trung tâm thông tin hải dương quốc gia TQ cho rằng, giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay cần dựa vào Công ước Luật biển 1982, do đó tác giả cũng “ngầm” giải thích rằng đường lưỡi bò là vi phạm Công ước LHQ Luật biển 1982.
Tổng khối lượng xuất khẩu vũ khí Nga trong năm nay sẽ vượt mức năm ngoái. Đó là tuyên bố của Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác kỹ thuật quân sự, ông Alexandr Fomin. Việt Nam là một trong số năm quốc gia được quan chức Nga nhắc tới với triển vọng rõ rệt về nhập khẩu vũ khí Nga. Tại St Petersburg và Vladivostok Nga vừa hạ thủy bốn tầu tuần tra cao tốc hệ Svelyak (“Con đom đóm”) giành cho Việt...
Trang web của tờ Liên hợp Buổi sáng (Xinh-ga-po) đăng bài của nhà phân tích độc lập Trung Quốc Chu Tuệ Lai cho biết mấy năm trở lại đây, đặc biệt kể từ khi tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển với hạt nhân là vấn đề Biển Đông không ngừng nóng lên, người ta cũng không ngừng tranh cãi về ngoại giao “giấu mình chờ thời” của Trung Quốc.
BBC ngày 14/6 đăng bài viết nhan đề “China extending military reach” của tác giả Jonathan Marcus. Theo đó đánh giá, một cuộc chạy đua vũ trang hàng hải đang diễn ra tại Biển Đông. Bắc Kinh đang nhanh chóng phát triển năng lực quân đội nhằm mở rộng sức mạnh tới những bến bờ mới.