Thời báo Hoàn cầu số ra gần đây đăng bài: "Mỹ và PLP diễn tập quân sự là “đổ thêm dầu” vào Biển Đông”. Nội dung chính như sau: Khoảng 15h chiều ngày 28/6, Mỹ và PLP đã bắt đầu tiến hành diễn tập liên hợp trên biển tại.đảo Palawan. Mỹ đã đưa hai tàu khu trục hiện đại đến đây và PLP cử hai tàu chiến có trang bị pháo tham gia. Có 800 lính hải quân Mỹ và 300 linh hãi quân PLP tham gia cuộc diễn tập.

Hãng Thông tấn Nhật Bản cho rằng, cuộc diễn thế này có thể sẽ “kích động” Trung Quốc Ở Biển Đông. "Báo Tin nhanh” của Pháp dẫn phân tích cho rằng. So với Việt Nam, hệ số rủi ro xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và PLP lớn hơn. Lãnh đạo Việt Nam rõ ràng là hiểu người Trung Quốc hơn, cùng giòi hơn trong việc thích nghi với người láng giềng Trung Quốc lớn mạnh. Ngay trước cuộc diễn tập 1 ngày, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết chỉ trích Trung Quốc sử dụng.vũ lực ở Biển Đông để đối phó với tàu thuyền của Việt Nạm và PLP, đồng thời đốc thúc "thông qua đa phương và tiến trinh hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông”.

Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Một cơ quan túi khôn của Australia đưa ra bản báo cáo với nhan đề “Khả năng xảy ra chiến tranh ở Biển Đông là bao nhiêu?” cho rằng, do khu vực CA-TBD có nhiều nước tồn tại tranh chấp chủ quyền biển với Trung Quốc, nên rủi ro xảy ra chiến tranh trên biển ở Châu Á đang không ngừng tăng.lên và Biển Đông được liệt vào danh sách những khu vực có rủi ro cao xảy ra chiến tranh. Báo cáo này cho biết, các khu vực căng thẳng chủ yếu là Biển Đông  và biển Hoa Đông và một khi xảy ra chiến tranh,  Mỹ và các nước lớn khác sẽ nhanh chóng bị cuốn vào. Chiến tranh sau đó cũng sẽ lan rộng phạm vi rộng lớn hơn đến Ấn Độ và khu vực Thái Bình Dương. Cọ sát giữa Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ rất có thề sẽ tồn tại lâu dài. thậm chí leo thang. Số lần và độ nóng của các vụ cọ sát ngày càng tăng. chỉ cần xảy ra một sự kiện thì đều có khả năng leo thang thành cuộc đối đầu vũ lực hoặc khủng hoảng ngoại giao, thậm chí là chiến tranh.

Theo Itar-Tass của Nga: NFN của Chính phủ Ấn Độ ngày 27/6 phát biểu: Ấn Độ có kế hoạch sẽ thường trú quân tại khu vực Biển Đông. Căn cứ khuôn khổ hợp tác hải quân giữa Việt Nam và Ấn Độ, Việt Nam sẽ cho phép tàu khu trục mang tên lửa của Ấn Độ ra vào cảng Nha Trang và Hạ Long. Đổi lại, Ấn Độ sẽ giúp Hải quân Việt Nam chế tạo tàu và huấn luyện cán bộ. “Nhật báo Phố Uôn” đưa tin. không ít người cho rằng cạnh tranh trên biển Trung - Ấn sớm muộn cũng sẽ xảy ra. Hãng CNN cho rằng, phương thức giải quyết tranh chấp Biển Đông  sẽ thể hiện phương hướng phát triển của cục diện Châu Á trong 20-30 năm tới.

Văn Cường (tổng hợp)

Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết  trên www.nghiencuubiendong.vn, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập NCBĐ.