Sách Trắng Quốc phòng được Chính phủ Úc công bố hôm 25/2 vừa qua thực chất là phiên bản cập nhật cho văn bản đã được công bố hồi năm 2013, theo đó xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn của Úc trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển Đông và những nguy cơ an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, khủng bố, an ninh biên giới và an ninh mạng.
Ngày 29/2, Nhật Bản đã ký thỏa thuận cung cấp trang thiết bị quốc phòng cho Philippines. Đây là thỏa thuận quốc phòng đầu tiên của Nhật Bản trong khu vực, nơi các đồng minh của Mỹ đang rất lo lắng về những hành động quyết đoán của Trung Quốc trên các vùng biển.
Mỹ, Canada, Đức, Nhật Bản và EU đã cùng gửi thư cho Trung Quốc để bày tỏ mối lo ngại về ba dự luật, đạo luật mới và cũng để gây sức ép buộc Bắc Kinh cân nhắc sự phản đối này một cách nghiêm túc.
Ứng cử viên tổng thống Mỹ hàng đầu của đảng Cộng hòa Donald Trump đã phác thảo một chính sách đối ngoại (mà nếu được thực thi) sẽ đánh dấu một sự thay đổi mạnh mẽ trong cách thức Washington tiếp cận các vấn đề nóng của thế giới.
Việc mua bán tàu ngầm mà Nhật Bản đề xuất không đơn thuần chỉ là hoạt động mua bán thông thường mà có thể là một cột mốc quan trọng trong nhận thức rằng các quốc gia có ý thức tôn trọng luật pháp quốc tế phải liên kết với nhau để bảo vệ mình khỏi những hành động bá quyền của một cường quốc mới nổi.
Quyết định của Úc về việc củng cố lực lượng hải quân được đưa ra vào thời điểm đặc biệt quan trọng. Việc xây dựng lực lượng hải quân mạnh không đủ để chiến thắng trong một cuộc chiến độc lập chống Trung Quốc, song nó chắc chắn gia tăng vị thế của Úc.
Ấn Độ và Mỹ đang tiến gần tới việc hoàn tất thỏa thuận chia sẻ hậu cần sau 12 năm đàm phán. Bên cạnh đó, Mỹ đã “soán ngôi” Nga và trở thành đối tác cung cấp vũ khí hàng đầu của Ấn Độ, đồng thời đứng đầu bảng trong số các nước tiến hành tập trận chung với quốc gia này.
Liên minh Châu Âu quan ngại về diễn biến ở Biển Đông; Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp ở Hoàng Sa và khai thông tuyến hàng không tại Phú Lâm; Tàu cá Việt Nam bị chìm ở Hoàng Sa; Philippines dự kiến thuê máy bay của Nhật để tuần tra Biển Đông; Mỹ khẳng định duy trì các chuyến bay trên Biển Đông.
Một số nhà phân tích đã nhìn nhận các động thái gần đây của Bangkok với Nga là cách để nước này đối trọng lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên không thể nói quan hệ của Bangkok với Moscow có thể cạnh tranh được với sự gắn bó với Bắc Kinh.
Trung Quốc sắp thành lập trung tâm tư pháp biển quốc tế và Hải cảnh Trung Quốc ngăn cản Indonesia bắt giữ tàu cá nước này; Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc xâm phạm chủ quyền; Mỹ nghi Trung Quốc tiếp tục cải tạo đất ở Biển Đông; Nhật Bản - Đông Timor bày tỏ quan ngại về Biển Đông; Úc - Singapore nhấn mạnh tự do hàng hải ở Biển Đông.