Trung Quốc thông báo mức tăng trưởng kinh tế quý I vừa qua chỉ có 7%, mức tăng thấp nhất từ năm 2009 trở lại đây , đồng thời tín dụng tăng kỷ lục đã để lại tảng băng ngầm về bất động sản và nợ xấu. Chủ tịch Tập Cận Bình và lãnh đạo Trung Quốc thay vì tiến hành cơ cấu lại nền Kinh tế, kể cả việc tăng vai trò khu vực tư nhân thì họ lại kích cầu sản phẩm của Trung Quốc ở ngoài nước. Kế hoạch đồ sộ của ông Tập là làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước Châu Á dọc con đường Tơ lụa thời Trung Cổ. Thông qua các sáng kiến này, kể cả 40 tỷ USD của Quỹ Con đường Tơ lụa và 100 tỷ USD của  Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á, Trung Quốc nhằm tới các dự án thúc đẩy tăng trưởng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và đem lại lợi  ích to lớn cho Trung Quốc kể từ khi nước này hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu năm 2001( gia nhập WTO).

Vành đai, Con đường

Trung Quốc gọi kế hoạch này là “ Một vành đai, một con đường”.  “ Con đường” ở đây có nghĩa là con đường tơ lụa trên biển nối bờ biển phía đông của Trung Quốc với Châu Âu thông qua Biển Đông, Ấn Độ Dương. Còn “ Vành đai” ứng với hệ thống đường bộ của Trung Quốc, Trung Á, Nga và Châu Âu. Đối với các nhà sản xuất Trung Quốc đây là cơ hội kinh doanh mới ở các nước từ Indonezia đến Kazastan sẽ vực dậy  thị trường nội địa vốn đang bị tụt dốc và tăng nhu cầu xuất hàng đi Châu Âu. Theo báo cáo mới nhất của Bloomberg, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tháng 3/2015 chỉ tăng 5,6%. Tăng đầu tư ra nước ngoài củng sẽ giúp  các ngành công nghiệp của Trung Quốc đang bị thừa công xuất như sắt thép, xi măng và xây dựng có cơ hội bán hàng ra nước ngoài.

Các trục trặc trong quá khứ.

Đầu tư thử nghiệm của Trung Quốc ra nước ngoài đã bị trắc trở. Tổng thống mới của Xrilanka đã tạm dừng kế hoạch xây dựng thành phố cảng gần Colombo trị giá hơn 1,4 tỷ USD. Tại Kazastan, chủ tịch Tập muốn xây dựng hệ thống đường ống dẫn dầu, khí, đường bộ, đường sắt nối với Châu Âu, nhưng đã 20 năm rồi vẫn không đạt được Hiệp định tự do thương mại, trong khi đó Tổng thống Kazastan đã từ chối kế hoạch cho Trung Quốc  thuê đất vì có sự chống đối của xã hội. Theo ông George Magnus cố vấn kinh tế cao cấp của UBS Group AG ở London thì đầu tư của Trung Quốc ở nước ngoài là một danh sách các dự án “sai địa điểm, phế thải, quản lý kém, tiêu chuẩn thương mại  và lợi nhuận thấp”.

Việc sử dụng cơ chế đa phương như AIIB có thể làm giảm sự lo ngại về ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ở các nước. Đồng thời kinh nghiệp của AIIB có thể áp dụng cho các khoản vay phát triển cơ sở hạ tầng từ Quỹ Con đường Tơ lụa.

Con đường Tơ lụa

Theo tính toán của hãng McKinsey &Co. Nếu hoàn thành các sáng kiến và dự án trên của Trung Quốc sẽ thúc đẩy sự phát triển trong khu vực, nơi sẽ đóng góp đến 80% tăng trưởng toàn cầu và có thêm khoảng 3 tỷ người gia nhập tầng lớp trung lưu của thế giới đến năm 2050. Tham gia hợp tác kinh tế sâu hơn với hàng chục nước dọc theo các con đường, vành đai này sẽ giúp Trung Quốc đạt được trình dộ mới về Toàn cầu hóa. Các sáng kiến, dự án trên sẽ thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các dự án về đường sắt, đường bộ cao tốc, bến cảng khu vực nhiều tài nguyên. Chuyên gia phân tích kinh tế của Tập đoàn tài chính quốc tế của Trung Quốc cho rằng Kế hoạch trên sẽ làm cho ngành sản xuất  máy móc xây dựng của Trung Quốc tăng trung bình 11,9% /năm.

Đường biển

Con đường tơ lụa trên biển sẽ tiến triển nhanh hơn Con đường trên bộ qua Trung Á chỉ đơn giản là  ở vùng này các hoạt động kinh tế nhiều vô kể. Đó là vùng ven biển của Trung Quốc, Philippin, Việt Nam, Indonesia, tiếp nối với Bangladesh và Ấn Độ rất tiện lợi cho kết nối. Hơn nữa vận tải biển lại rẽ hơn nhiều so với đường bộ.

Trong khi hơn 40 nước đã tham gia thành viên sáng lập của AIIB, thì Mỹ và Nhật cho đến nay vẫn từ chối vì lý do quản trị. Kế hoạch “Một vành đai, một con đường” chứa đựng tiềm năng lớn về thay đổi luật chơi trong tương lai.

Theo Bloomber

Trần Quang(gt)