Theo trang "Chính sách Đối ngoại", việc Trung Quốc dựng giàn khoan dầu trị giá hàng tỷ USD ở Biển Đông đã gửi một thông điệp rõ ràng rằng: Chúng tôi sẽ khoan ở nơi nào chúng tôi muốn.
Hải quân các nước châu Á-Thái Bình Dương đang nỗ lực xây dựng lòng tin nhằm tăng cường an ninh, an toàn hàng hải. Tuy nhiên, CUES hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đe dọa đến khả năng áp dụng trên thực tế những quy định bảo đảm thông tin liên lạc, tránh va chạm và đối đầu.
Chuyến công du châu Á mới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama đang "nhắc nhở" Trung Quốc rằng họ không thể chiến thắng trong cuộc chiến giành sự ủng hộ của khu vực một khi tiếp tục có quan điểm cứng rắn về chủ quyền của một vài quần đảo.
Chuyến công du 4 nước châu Á vừa qua của Tổng thống Barack Obama, nhằm mục tiêu tái khẳng định chính sách "xoay trục" của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã không đạt được nhiều kết quả và làm lộ rõ thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ trong khu vực.
Những sự kiện đang diễn ra ở Ukraine có thể khác biệt với ở châu Á nhưng chúng có thể mang lại những tác động đến khu vực này, nhất là đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong bối cảnh hiệp hội này đang dẫn dắt việc xây dựng các thể chế nhằm củng cố trật tự trong khu vực và kìm chế sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc.
Việt Nam đang phản ứng gay gắt trước sự hiện diện của giàn khoan dầu Trung Quốc CNOOC-981 tại phía Nam quần đảo Hoàng Sa.
Đài Loan ngày 10/4 đã tiến hành cuộc tập trận quân sự lớn nhất trên Biển Đông kể từ năm 2000 đến nay với giả định tái chiếm đảo Ba Bình, một hòn đảo mà Đài Loan đang chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa.
Theo tờ "Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng" (Hong Kong), những căng thẳng ở Biển Đông đã bùng phát mạnh mẽ vào ngày 6/5 khi Trung Quốc có những lời lẽ gay gắt với hai quốc gia Đông Nam Á là Philippines và Việt Nam, sau những cuộc đối đầu ở các vùng biển thuộc Biển Đông.
Chính sách bành trướng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng đã đến mức nghiêm trọng và làm gia tăng rủi ro xảy ra xung đột ở Biển Đông. Sau khi chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines và cho xây một số công trình trên bãi cạn, áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, giờ đây Trung Quốc lại bắt đầu khoan dầu ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chỉ ít ngày sau khi Ấn Độ và Việt Nam nhất trí để Công ty ONGC Videsh của Ấn Độ thăm dò thêm các lô dầu khí tại khu vực Biển Đông, Bắc Kinh đã tìm cách gây áp lực và đưa giàn khoan tới để tăng cường yêu sách về chủ quyền lãnh thổ trong khu vực.