Chính các quốc gia Đông Nam Á và các đối tác có lợi ích khác như Mỹ và Nhật Bản phải suy nghĩ nghiêm túc về cách thức để đối phó với sự quyết đoán của Trung Quốc một cách tương ứng. Điều này là để buộc Bắc Kinh phải cam kết với một giải pháp hòa bình, theo luật trong các tranh chấp tại Biển Đông.
Những hành động và tuyên bố gần đây của Mỹ tất yếu sẽ bị Trung Quốc xem là một mối đe dọa và có thể thúc đẩy một phản ứng lại nhấn mạnh thêm những yêu sách lãnh thổ của nước này và cho thấy sự chống lại một liên minh khu vực đang nổi lên nhằm mục đích kiềm chế sự trỗi dậy và ảnh hưởng của Trung Quốc.
Hải quân và tàu chiến của 18 quốc gia đã hội tụ ở vùng biển Natuna, Indonesia tham gia diễn tập hải quân quốc tế mang tên "Komodo 2014" từ ngày 28-30/3. Do diễn ra trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông căng thẳng, cuộc diễn tập sẽ có tác động nhất định đến tình hình khu vực.
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng gấp 8 lần trong 20 năm qua, và việc Bắc Kinh tăng cường năng lực quân sự là điều ai cũng nhận thấy. Cũng trong thời gian đó, Trung Quốc đã trở thành nước có chi tiêu quân sự lớn thứ hai thế giới.
Khác với Hoa Đông, tại Biển Đông, sự phức tạp về lơi ích đan xen giữa các bên, không gian trò chơi ngoại giao và sự kết nối với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương buộc Trung Quốc phải hết sức cẩn trọng khi thiết lập ADIZ tại đây.
Nhiều xu hướng cho thấy hợp tác giữa Philippines và Việt Nam đang mở rộng. Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng hai nước có nhiều điểm thuận lợi để tăng cường hợp tác, đặc biệt là về quân sự. Tuy nhiên, liên minh Philippines-Việt Nam vẫn “ở đường chân trời” và đó sẽ là viễn cảnh trong tương lai.
Trong chuyến công du đầu tiên tới Trung Quốc trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Chuck Hagel phải đảm nhiệm vai chính trong một tình huống giống như bộ phim "Cô nàng lắm chiêu" - một tác phẩm điện ảnh của Mỹ nói về những mối quan hệ phức tạp giữa các nữ sinh trung học.
Sức mạnh đang lên của Trung Quốc, quốc gia đang khiến các nước khác như Ấn Độ, Việt Nam và Philippines phải suy nghĩ và đầu tư nhiều hơn về quốc phòng.
Thiếu tướng về hưu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) - ông La Viện - cho rằng khả năng xung đột giữa nước này và Nhật Bản do tranh chấp lãnh thổ đang tăng lên, và Bắc Kinh sẽ không chỉ phòng thủ.
Một số nhà hoạch định chính sách đang sử dụng phép loại suy lịch sử khi mô tả tình trạng căng thẳng Trung-Nhật hiện nay giống với tình huống dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ nhất, hay việc coi tình hình ở Crimea giống như sự khởi đầu sự kiện Đức thôn tính Sudetenland.