Úc nên hợp tác chặt chẽ với Mỹ và các đối tác khu vực để đẩy lùi chủ nghĩa đơn phương, tránh leo thang căng thẳng dẫn tới sử dụng vũ lực.
Có nhiều lựa chọn cho một trật tự mới tại châu Á mà không phải do Mỹ hoặc Trung Quốc thống trị. Đó sẽ là một trật tự mà trong đó Mỹ và Trung Quốc cùng chia sẻ ảnh hưởng và là đối trọng để cân bằng quyền lực lẫn nhau.
Ấn Độ và Trung Quốc đều là “đầu tàu” kinh tế lớn của thế giới, an ninh biển có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai nước.
Có thể nói rằng con đường tơ lụa trên bộ và con đường tơ lụa trên biển đều là “lộ trình chiến lược mang tính khái niệm” của Trung Quốc trong khu vực và toàn cầu sau này, song “Một vành đai, một con đường” về cơ bản là chiến lược hoán đổi hành động, giống như dự án phát triển quy mô lớn của Ngân hàng Thế giới. Điều quan tâm hơn cả là đánh giá về hạng mục đầu tư, vốn và quản lý rủi ro.
Có thể nói rằng 2014 là năm đường sắt cao tốc của Trung Quốc trên thế giới. Trong khi đó, đường sắt cao tốc vốn là thế mạnh truyền thống của Nhật Bản. Do đó, Nhật Bản bất luận là xuất phát từ vấn đề lợi ích kinh tế, hay nhu cầu về tâm lý bản thân, đều cần phải triển khai một cuộc chiến “cạnh tranh đường sắt cao tốc” với Trung Quốc.
Dưới thời ban lãnh đạo mới lên nắm quyền trong giai đoạn 2012-2013, Trung Quốc đã phát triển chủ nghĩa hoạt động tích cực đáng lưu ý về chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại. Chủ nghĩa này có thể làm thay đổi lâu dài địa kinh tế, hay các cấu trúc trung tâm-vùng ngoại vi về kinh tế của châu Á, nếu không muốn nói của thế giới.
TPP và AIIB là những biểu tượng của một trận chiến lịch sử: cuộc thi đấu giữa Mỹ và Trung Quốc để dành quyền kiểm soát thương mại và tài chính, nền tảng của nền kinh tế toàn cầu ngày nay.
Dự án đường sắt cao tốc nối liền Kuala Lumpur và Singapore với kinh phí dự kiến 14,9 tỷ SGD được cả Thủ tướng Malaysia Najib Razak và người đồng cấp Singapore Lý Hiển Long ca ngợi là dự án làm “thay đổi cuộc chơi”.
Quá trình mở rộng và hình thành mạng lưới hạ tầng giao thông tại khu vực tiểu vùng sông Mekong tăng tốc trong 5 năm trở lại đây và Trung Quốc là một động lực thúc đẩy. Sự xuất hiện của các “vùng tập trung quốc tế” được liên kết và thúc đẩy bởi Trung Quốc không những đang thay đổi “địa kinh tế”, mà còn định hình những hình dung về địa “chiến lược và chính trị” trong khu vực.
Chỉ trong vỏn vẹn một năm, việc Trung Quốc ồ ạt xây dựng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa còn đang tranh chấp đã làm thay đổi một cách sâu sắc cục diện địa lí và an ninh ở Biển Đông.