Từ quan điểm chiến lược, chiến dịch tiêu diệt lực lượng này tại Trung Đông sẽ mang lại cho Nga lợi ích lâu dài với chi phí tương đối thấp - so với cuộc chiến chống lại những kẻ khủng bố ngay trên lãnh thổ Nga.
Một trong những sự kiện ngoại giao lớn nhất trong năm nay là Ấn Độ sẽ chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ-châu Phi (diễn ra vào ngày 27/10). Với hơn 1.000 đại biểu đến từ tất cả 54 quốc gia châu Phi sẽ tham dự hội nghị quan trọng này, Ấn Độ báo hiệu rằng họ sẵn sàng tiến thêm một bước quan trọng trong việc cam kết hợp tác với châu lục "Đen".
Ngày 29/10, Tòa Trọng tài đã luận rằng Tòa có thẩm quyền đối với các vấn đề được nêu ra trong bảy điểm mà Philippines đệ trình. Tuy nhiên, Tòa kết luận thẩm quyền đối với bảy điểm đệ trình còn lại của Philippines cần được xem xét thêm chung với các đánh giá về mặt nội dung của vụ kiện. Tòa cũng yêu cầu Philippines làm rõ và giới hạn lại một trong số các đệ trình của mình.
Nếu TPP có hiệu lực thì sẽ có một giả định dường như không thể lay chuyển là: TPP là nền tảng đối với sự can dự tiếp tục của Mỹ vào châu Á và sẽ đảm bảo sự ổn định trong một khu vực bị chi phối ngày càng nhiều bởi chủ nghĩa dân tộc, tranh chấp lãnh thổ và chủ nghĩa quân phiệt.
Khi không tham gia TPP, chuyển dịch thương mại sẽ khiến Trung Quốc phải trả giá. Trung Quốc cần phải thực hiện những bước đi như thế nào để đối phó và tham gia TPP một cách thuận lợi?
Cộng lại với nhau, 12 quốc gia tham gia TPP có dân số đạt gần 800 triệu người. Mặc dù con số này chỉ chiếm khoảng 9% dân số của toàn cầu, nhưng về mặt kinh tế, 800 triệu người đó chiếm tới gần 40% nền kinh tế thế giới.
Bài viết đề cập đến cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông thông qua hai mối quan hệ Malaysia – Trung Quốc và Philippin – Trung Quốc với hai cách tiếp cận trái ngược: cứng rắn với Philippines trong khi mềm mỏng với Malaysia. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị với các quốc gia tranh chấp và ASEAN.
Gần đây nhiều nhà phân tích tin rằng chính sách của Trung Quốc đối với bán đảo Triều Tiên đã xuất hiện sự thay đổi lớn, theo đó cục diện bán đảo Triều Tiên thay đổi theo hướng quan hệ Trung-Hàn nồng ấm và quan hệ Trung-Triều băng giá, tuy nhiên, xem ra phán đoán này có vẻ không khách quan.
Với danh nghĩa tự do hàng hải và duy trì luật pháp quốc tế, Mỹ đã chuẩn bị và sẵn sàng đi vào vùng 12 hải lý một số cấu trúc đảo nhân tạo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Vậy vấn đề luật pháp cụ thể ở đây là gì? Điếu đó sẽ được làm sáng tỏ trong buổi thảo luận với chủ đề "Quy chế pháp lý của các cấu trúc trên biển" do Học viện Ngoại giao tổ chức.
Biển Đông như một con tàu đang bị chèo lái theo hai hướng. Hiện tại, hơn bao giờ hết, Biển Đông không những đã trở thành vấn đề quân sự mà còn là vấn đề mang tính quốc tế. Tất cả các bên đều tỏ rõ ý muốn khẳng định vị thế của mình, do vậy tình hình có lẽ không dễ thay đổi trong một sớm một chiều.