Quan hệ Trung-Nhật đang trở nên hết sức căng thẳng sau vụ Nhật Bản bắt giữ và trục xuất các nhà hoạt động Hồng Công đổ bộ lên quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Giới phân tích cho rằng những nhà hoạt động Hồng Công này đã nhận được sự ủng hộ ngầm của Bắc Kinh.
Trung-Mỹ nhiều lần bày tỏ công khai rằng phải tìm kiếm câu trả lời mới cho con đường chung sống hòa bình giữa nước mới trỗi dậy và cường quốc hiện có. Tuy nhiên, nhìn vào tình hình Biển Đông thì có thể thấy rằng câu trả lời trên vẫn chưa xuất hiện và cũng không dễ để tìm được nó.
Hạ Phong-chuyên gia của Viện nghiên cứu cải cách phát triển TQ: Bên cạnh tình hình môi trường, an ninh năng lượng của Trung Quốc có nhiều thay đổi, địa vị chiến lược của Biển Đông đối với Trung Quốc cũng ngày càng nổi bật, đẩy nhanh khai thác nguồn dầu khí Biển Đông đã trở thành nhận thức chung của các giới tại Trung Quốc.
Đây là khu vực Mỹ cần hành xử một cách thận trọng và chỉ hành động sau khi cân nhắc nhiều biện pháp. Mục tiêu chiến lược quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á là quản lý sự phát triển của Trung Quốc bằng nhiều biện pháp để không ảnh hưởng đến các lợi ích sống còn của Mỹ trong khu vực
Sau khi những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và Nhật Bản đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp, những người biểu tình giận dữ tại Thành Đô đã hô vang "Chúng ta phải giết tất cả bọn Nhật".
Học giả TQ: Từ năm 2009 đến nay, vấn đề Biển Đông liên tiếp leo thang. Vấn đề này vừa bị ảnh hưởng bởi nhân tố an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, vừa bị tác động bởi vai trò của các lực lượng trong và ngoài khu vực Biển Đông.
Trung Quốc đã và đang gây nhiều căng thẳng với các nước khác. Lo ngại về chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc thúc đẩy Mỹ chuyển nguồn lực quân sự nhiều hơn đến châu Á, đồng thời khiến Philíppin, Việt Nam và Thái Lan trở nên cởi mở hơn trước sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã chính thức xác nhận nước này đang phát triển một loại tên lửa siêu hiện đại, có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân và có thể tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu. Giới phân tích nhìn chung đều cho rằng Trung Quốc nghiên cứu và phát triển loại tên lửa này ngoài mục đích tăng cường năng lực quân sự, còn có mục đích khác là nhằm vào Mỹ - một đối thủ tiềm tàng của Bắc Kinh.
Những năm gần đây, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở các nước châu Á đã trở thành sự thực không phải tranh cãi. Điều dễ nhận thấy rằng hạt nhân của chủ nghĩa dân tộc này là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, cũng là một hình thức của chủ nghĩa dân tộc cổ điển nhất.
Báo "Yomiuri" ngày 29/8 đăng bài viết của chuyên gia quân sự Yoji Koda, người từng là chỉ huy đội tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Trên biển của Nhật Bản về khả năng quân đội Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm quần đảo Senkaku do Nhật Bản đang kiểm soát, nhưng Trung Quốc và Đài Loan cũng đòi chủ quyền.