Các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao SEAN đang diễn ra tại Campuchia (CPC) từ ngày 9 - 13/7, Philippines (PLP) và VIệt Nam (VN) đang ra sức đưa vấn đề Biển Đông thành tiêu điểm của hội nghị. Ngoại trưởng (NT) Mỹ Hillary không những dự mà còn thăm 3 nước ASEAN, khả năng NT Hillary dẫn dắt ASEAN cọ sát với Trung Quốc (TQ) được cho là rất thấp.

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông vốn là tranh chấp 1-1 giữa TQ với PLP và VN. PLP và VN đều muốn quốc tế hóa và ASEAN hóa vấn đề, về tổng thể là trùng với lợi ích chiến lược của Mỹ, hiện nay tình hình đang diễn biến theo hướng này.

Tuy nhiên, TQ không cần thiết phải căng thẳng vì việc này, “một chọi một” chưa thể mang lại thắng lợi cho TQ, nhưng những nước này vào hùa với nhau cũng không thể tạo ra tính hợp pháp cho chủ trương của PLP và VN. Vai trò của ASEAN chỉ có thể là khuyên giải, thật khó tưởng tượng được rằng ASEAN lại có thể làm chủ đạo trong các vấn đề liên quan đến phân định biên giới. Nếu lý trí luôn ở thế thượng phong trong ASEAN thì nhất định họ sẽ không làm theo yêu cầu của PLP và VN.

TQ rất kiềm chế trong tranh chấp với VN và PLP, nếu không đã không có cục diện như ngày hôm nay. Việc hai nước muốn mượn sức mạnh bên ngoài để TQ phải “kiềm chế hơn” là sự ngây thơ và cực đoan về chính trị. Đối với tình hình Biển Đông hiện nay, ý chí của nhân dân TQ đã như cùng chung một mối thù, VN và PLP có thêm bất cứ khiêu khích nào thì cái mà họ phải đối diện không phải là Chính phủ TQ mà là va chạm trực tiếp với sự phẫn nộ của người dân TQ.

Sau khi VN, PLP nhiều lần làm rùm beng và các nước lớn ngoài khu vực như Mỹ khuấy đục nước, tranh chấp Biển Đông trên thực tế đã được bật nắp và thế lực bên ngoài đang cuốn vào trong. Nếu tình hình này tiếp diễn, Biển Đông chắc chắn sẽ càng thêm phức tạp.

Bất kể PLP và VN làm lớn chuyện như thế nào thì cũng không thể tạo ra đe dọa chiến lược đối với TQ. Nếu ASEAN cuốn sâu vào tranh chấp Biển Đông sẽ khiến Biển Đông trở thành “công việc lớn nhất” của ASEAN, như vậy vai trò địa chính trị của tổ chức này sẽ bị biến chất. ASEAN rõ ràng chưa sẵn sàng cho việc này, thành viên của họ còn lâu mới nhất trí đối với việc này.

Cùng với sức mạnh tăng lên của TQ, quan hệ tam giác Mỹ - Trung - ASEAN đã không thể đi lại con đường “đối đầu với TQ” của thời chiến tranh lạnh. Cá biệt có những người và lực lượng muốn điều này nhưng họ đã động chạm đến lợi ích thực tế của ASEAN trong việc “tìm kiếm cân bằng” giữa TQ và Mỹ, do vậy việc này sẽ không thể trở thành chính sách.

Tìm kiếm sự giúp đỡ của ASEAN sẽ không hỗ trợ gì được cho VN và PLP, ngoại trừ hiệu ứng thoải mái về tinh thần. Các nước này cần nhận thức rõ rằng tranh chấp chủ quyền liên quan tới các cường quốc lớn sẽ không bao giờ được giải quyết thông qua việc tìm kiếm sự trợ giúp quốc tế.

TQ sẽ không hy sinh lợi ích lãnh thổ do áp lực của công luận quốc tế. Các cường quốc lớn khác cũng sẽ không đánh cược lợi ích quốc gia để đối đầu với TQ tại Biển Đông.

Theo “Nhân dân Nhật báo” (ngày 10/7)

Lê Sơn (gt)