Gần đây, ảnh hưởng của tự nhiên dưới hình thức cơn bão nhiệt đới đã góp phần làm vùng nước xung quanh đảo Scarborough vốn nhiều sóng gió trở nên yên tĩnh. Tuy nhiên, thật không may, trung tâm cơn bão chính trị hiện nay tại khu vực này lại đang diễn ra giữa TQ, PLP, VN và Mỹ, đối tác hiệp ước của Manila, nhiều khả năng cũng bị cuốn vào cơn bão này.

Một giai đoạn bất ổn hơn có thể diễn ra trong vài tuần tới thậm chí khi ASEAN đang nỗ lực soạn thảo COC nhằm ràng buộc TQ và đưa các bên liên quan tới tuyên bố chủ quyền trong ASEAN vào khuôn khổ hiệp định hòa bình. Cả hai phía dường như đều cam kết duy trì thực trạng hiện tại tại khu vực nhằm chứng tỏ sự kiểm soát hiệu quả đối với tranh chấp hiện nay và đây đang được coi là liều thuốc làm giảm sự căng thẳng đang tiếp tục gia tăng.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa TQ và VN về biển Đông có thể ngày càng mạnh mẽ hơn, đe dọa tới nỗ lực của cấp cao hai nước mặc dù quan hệ song phương đã được cải thiện từ tháng 10/2011.

Ngày 21/6, VN tuyên bố Quốc hội VN đã thông qua luật sửa đổi về Tài nguyên Nước và luật Biển. Luật mới đã tái khẳng định chủ quyền đầy đủ của Hà Nội đối với đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thời gian thông qua dự luật này diễn ra vào cuối ngày tại phiên họp thường kỳ, khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên. Bắc Kinh ngay lập tức phản đối luật mới và cho rằng hành động này của VN đã đe dọa tới hòa bình và ổn định.

Tuy nhiên, cũng trong ngày 21/6, TQ đã tuyên bố nâng cấp vị thế hành chính đối với tuyên bố chủ quyền của TQ tại biển Đông. Theo cách nhìn của ASEAN, các động thái này đều mang tính khiêu khích. Trong khi vẫn chưa rõ bên nào thực hiện trước nhưng vòng xoáy phản ứng - hành động mới đã bắt đầu và thật không may nếu động lực này lại lan tới lĩnh vực quân sự.

Giữa tháng 6/2012, không lực của VN đã tuyên bố tăng cường thực hiện tuần tra trên không thường kỳ tại đảo Trường Sa bao gồm có máy bay Su-27. Tháng 4/2012, tại Thượng đỉnh ASEAN ở CPC, PLP đã yêu cầu ASEAN tiên phong trong giải quyết tranh chấp biển Đông, và kêu gọi các nỗ lực thúc đẩy giải pháp hòa bình “dựa trên luật và cơ sở đa phương về vấn đề này”. Tuy nhiên, ASEAN lại không đưa ra quan điểm chính thức về tranh chấp chủ quyền.

Hơn nữa, khả năng ASEAN nhất trí đối với dự thảo COC mà có thể chấp nhận được với các nước ở đầu chiến tuyến như VN và PLP lại đang bị ràng buộc bởi chính hai nước quan trọng này. Trước hết, các bên tuyên bố chủ quyền chủ động trong ASEAN trong đó có cả Malaysia đã không thể công nhận lẫn nhau tuyên bố đối với những vùng chồng lấn tại đảo Trường Sa. Hơn nữa, các bên không tuyên bố chủ quyền trong ASEAN lại không muốn đối đầu với TQ bởi điều này không liên quan tới lợi ích quốc gia trực tiếp của họ. Thậm chí nếu dự thảo COC có thể được đưa ra mà theo đó TQ cần nhất trí về nguyên tắc giải quyết đa phương với ASEAN thì điều này cũng trái với cách tiếp cận mà Bắc Kinh mong muốn là song phương và khác với bản chất bộ quy tắc đã đề xuất.

Nếu PLP cảm thấy bị thất vọng về sự đoàn kết công khai của ASEAN thì có lẽ PLP đã quá kỳ vọng vào một tổ chức như vậy trong việc bày tỏ sự phòng vệ tập thể mặc dù tổ chức này cam kết trở thành cộng đồng chính trị và an ninh vào năm 2015.

Điều tốt nhất mà Hà Nội và Manila có thể kỳ vọng vào ASEAN lúc này là quan điểm chung về giải pháp hòa bình trong giải quyết tranh chấp, mà chỉ có thể là quan điểm chung giữa các bên có tranh chấp trong ASEAN trong tương lai và cần tăng sự linh hoạt trong tìm kiếm trao đổi thông tin song phương với TQ. Thí dụ, VN đã tiếp cận theo cách độc đáo là thông qua các kênh trao đổi liên chính phủ nhằm giảm căng thẳng trong khi các kênh này lại thiếu vắng trong quan hệ giữa TQ - PLP. Do đó, việc ngăn chặn xung đột và quản lý khủng hoảng sẽ càng khó khăn hơn.

Từ triển vọng thực tế, người ta có thể lập luận mang tính thuyết phục rằng một ASEAN chia rẽ và một COC yếu trong mặc cả sẽ đem lại lợi thế cho TQ tại biển Đông. Sự lôi kéo để tối đa hóa khả năng và vị thế mặc cả về song phương của nước nào đó sẽ được tất cả các cường quốc đang nổi thực hiện.

Mẫu số chung lâu dài khác của ASEAN bắt đầu từ nền tảng là mục tiêu giảm thiểu đối nghịch với cường quốc lớn và tạo niềm tin đối với toàn khu vực. Tuy nhiên, kết quả tất yếu lại là khi ASEAN bị tổn thương hoặc bị đánh giá quá cao thì các thành viên sẽ bù đắp thông qua các liên minh và liên kết với bên ngoài, một xu hướng đang hiện rõ tại khu vực.

So với các lựa chọn như đi đơn độc một mình hay đối đầu với Mỹ thì việc lôi kéo ASEAN như đối tác đối thoại chính tại biển Đông có thể là sự lựa chọn với chi phí thấp nhất của TQ để đạt được thỏa ước chính trị hợp lý.

Euan Graham, chuyên gia cao cấp thuộc Khoa Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang. 

Theo Hoàn Cầu Thời báo

Quốc Trung (gt)