Cùng với quan hệ Trung - Nga ngày một chặt chẽ, nhất là trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp khiến những thách thức về an ninh của hai nước càng nhiều, có một số người kêu gọi hai nước thiết lập quan hệ đồng minh quân sự. Tác giả cho rằng giữa Trung - Nga không cần phải thiết lập quan hệ đồng minh quân sự, quan hệ hiệp tác chiến lược trong trạng thái phi đồng minh càng có lợi cho lợi ích của hai bên.

Có 6 lý do khiến quan hệ Trung - Nga không cần phải liên kết quan hệ đồng minh:

Một là, hợp tác nhiều tầng nấc, nhiều lĩnh vực giữa hai nước hiện nay được xuất phát từ việc hai nước cần phải bảo vệ lợi ích chung, được xây dựng trên cơ sở nhận thức lý luận và nhận thức giá trị chung của hàng loạt vấn đề an ninh của quốc tế và khu vực. Do vậy, quan hệ đối tác hiệp tác chiến lược này không cần phải được quy định bởi điều ước luật pháp liên quan của một khuôn khổ nghĩa vụ đồng minh;

Hai là, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức về an ninh, song hai nước đều không tồn tại rủi ro bởi một sự xâm lược quân sự quy mô lớn. Tình hình an ninh miền Tây mà Nga phải đối mặt không thể so sánh với trạng thái đối đầu quân sự giữa NATO và Warszawa thời kỳ chiến tranh Lạnh. Mặc dù Đông Bắc Á là khu vực có nhiều di chứng nhất thế giới sau chiến tranh Lạnh, song trạng thái quân sự như kiểu đầu những năm 50 của thế kỷ trước đã không tồn tại. Do vậy, hai nước Trung-Nga đều không có nhu cầu liên minh quân sự để đảm bảo an ninh của mình, mà những mối đe dọa an ninh mà hai nước phải đối mặt không thể hoặc không phù hợp với việc sử dụng vũ lực quy mô lớn để giải quyết, điều này cũng khiến hai nước không cần liên minh quân sự;

Ba là, một trong những nhiệm vụ cốt lõi của quan hệ đối tác hiệp tác chiến lược Trung-Nga là xây dựng trật tự thế giới sau hậu thời kỳ chiến tranh Lạnh có lợi cho hòa bình và phát triển, do vậy, Trung-Nga cùng đề xuất tinh thần Thượng Hải, chủ trương thông qua hợp tác, tham vấn, thỏa hiệp, đối thoại, tôn trọng đa dạng văn minh, mưu cầu cùng phát triển để thực hiện hòa bình và ổn định lâu dài. Trong tình huống bị ép phải tự vệ, hai nước đều phản đối lạm dụng vũ lực trong công việc quốc tế, phản đối bá quyền an ninh, điều này không giống với quan niệm và phương thức an ninh mới thời kỳ chiến tranh Lạnh. Không liên kết nhất trí với tinh thần Thượng Hải;

Bốn là, không liên kết có lợi cho hai nước Trung - Nga duy trì quan hệ đối tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Bất luận vào thời kỳ chiến tranh Lạnh hay hiện tại vẫn tồn tại đồng minh quân sự, bất luận là đồng minh quân sự đa phương hay song phương, đều có một nước lãnh tụ trên thực tế. Điều này sẽ tạo ra sự không bình đẳng giữa các nước. Liên minh quân sự Trung - Xô những năm 50 của thế kỷ trước hay NATO của ngày nay cũng đều như thế. Do quốc lực của TQ lớn mạnh nhanh chóng, trong nước Nga có những quan điểm lo ngại hai nước thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn có khả năng Nga sẽ bị chi phối về chính sách đối ngoại, Trung - Nga duy trì tính chất không liên minh càng có lợi cho phát triển ổn định quan hệ song phương;

Năm là, tình hình hai nước Trung - Nga có sự khác biệt rất lớn, môi trường an ninh xung quanh và vấn đề an ninh mà hai nước phải đối mặt rất khác nhau, hai bên xây dựng quan hệ hiệp tác chiến lược chứ không phải là quan hệ đồng minh, để bảo đảm không gian cần thiết cho mỗi bên căn cứ vào lợi ích quốc gia để xử lý các vấn đề kinh tế và an ninh đối ngoại khác nhau. Không phải Trung-Nga đều có lập trường hoàn toàn nhất trí với nhau trên mọi vấn đề, cũng không hoàn toàn ủng hộ lẫn nhau trên mọi vấn đề, trên một số vấn đề hai bên chỉ cần áp dụng chính sách cân bằng, không phản đối chính sách của bên kia chính là một kiểu ủng hộ;

Sáu là, trong tình hình xảy ra chiến tranh quy mô lớn, các nước đồng minh cũng chưa thể ủng hộ trực tiếp về quân sự trong mọi tình hình. 

Theo Hoàn cầu Thời báo 

Văn Cường (gt)