Ngày 18/10, nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc như Nhân dân Nhật báo và Thời báo Hoàn Cầu đã đăng các bài bình luận về Hiệp định định hướng giải quyết tranh chấp tại Biển Đông giữa Việt Nam.
Dưới nhan đề “Abusing History?”, tác giả Frank Chinh cho rằng “Về góc độ nào đó, việc Bắc Kinh đưa ra yêu sách chủ quyền như vậy chính là hành động nhằm khôi phục lại địa vị bá quyền không có địch thủ trước đây, đồng thời tìm cách hợp pháp hóa cho nó.”
Bài đăng trên tạp chí "Bình luận Chiến lược" của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tại Luân Đôn đánh giá về tình hình tranh chấp tại Biển Đông thời gian qua. Về xu thế, Biển Đông sẽ tiếp tục nóng với sự leo thang cạnh tranh hiện đại hóa hải quân giữa các nước và đối đầu trên biển giữa các lực lượng của các bên tuyên bố chủ quyền.
Mạng phân tích tình báo chiến lược "Stratfor" của Mỹ gần đây có đăng bài Japan taking a new role in the South China Sea cho rằng việc Nhật Bản ký thoả thuận hợp tác quân sự với Philíppin cho thấy nước này dường như đang xem xét việc can dự lớn hơn vào những tranh chấp ở Biển Đông.
Tạp chí “Các vấn đề chiến lược” (Ấn Độ) số ra tháng 10 đăng bài “SCS dispute: A challeng to ASEAN diplomacy” của Tổng biên tập A.B Mahapatra khẳng định rằng tranh chấp và căng thẳng tại Biển Đông đang đặt ra thách thức rất lớn đối với nền ngoại giao ASEAN nhằm duy trì hoà bình và ổn định ở khu vực đang “nóng” lên này.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương Kurt M. Campbell mới đây có bài phát biểu tại Viện nghiên cứu các vấn đề an ninh và quốc tế, Đại học Chulalongkorn, ở Băngcốc, Thái Lan, về “Chính sách can dự của Mỹ với châu Á”.
Trang mạng BBC mới đây đã đăng bài phân tích có nhan đề El mar que (dicen) enfrentará a China y EE.UU của tác giả Abraham Zamorano, liên quan đến thỏa thuận vừa qua giữa Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông.
Trong Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) vào tháng 11/2011 tới, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda sẽ chính thức đưa ra tuyên bố hỗ trợ các nước ASEAN tăng cường vận tải biển trong một nỗ lực ngăn chặn ảnh hưởng trên biển của Trung Quốc.
Theo tin từ mạng “Đa Chiều” (Hồng Công) gần đây, do thế lực thứ ba không ngừng can thiệp, tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp. Trước tình huống này, nhiều bài viết Đại lục hô hào giới cầm quyền Trung Quốc cần “nhanh chóng áp dụng các hành động quyết đoán” ở Biển Đông, và hành động quyết đoán rõ ràng là chỉ việc sử dụng vũ lực, mục tiêu rõ ràng là nhắm vào Philíppin.
Ngày 25/10, tờ Thời Báo Toàn Cầu có bài xã luận với nội dung cảnh báo các nước láng giềng đang tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc tại Biển Đông hãy “chuẩn bị nghe tiếng súng”.