Ba tháng vừa qua được đánh dấu bằng nhiều hoạt động của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Dấu ấn của Trung Quốc lại đậm nét hơn khi Chính quyền Obama, vì bế tắc trong vấn đề ngân sách liên bang, nên buộc phải hủy việc tham gia các hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bali ngày 1/10 và ASEAN ngày 10/10 tại Brunei.
Những dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành một nước xuất khẩu lớn các hệ thống vũ khí tiên tiến có thể còn quá sớm, vì nước này vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc đưa các sản phẩm cạnh tranh ra thị trường. Tuy nhiên, Bắc Kinh cuối cùng (dù không sớm) cũng có thể thành công trong việc mở rộng việc bán vũ khí trên toàn cầu, trong đó có khu vực Đông Nam Á, gây ra những tác động đối với...
Mạng tin “Sankei Express” (Nhật Bản) ngày 24/11 cho rằng bằng việc thiết lập vùng xác định phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, rõ ràng Bắc Kinh muốn thể hiện một đường lối cứng rắn, đối đầu với liên minh Nhật-Mỹ để thu hút sự ủng hộ của dư luận Trung Quốc đối với chính quyền Tập Cận Bình.
Việc các hãng sản xuất linh kiện điện tử Nhật Bản và Hàn Quốc độc chiếm thị trường trở thành nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh quốc phòng của Trung Quốc.
Với chính sách đối ngoại độc lập, kiên trì theo đuổi chính sách cân bằng nước lớn, Indonesia đã gặt hái được những thành quả nhất định trong cuộc chơi quyền lực khu vực. Tuy nhiên, chính sách không liên minh, liên kết cũng gây ra những hệ lụy mang tính chiến lược nếu nước này không thực thi một cách hợp lý trong bối cảnh các cường quốc ngày càng tăng cường cạnh tranh tại khu vực.
Cố vấn của Tổng thống Mỹ, bà Susan Rice, mới đây xác nhận rằng chuyến công du châu Á sắp tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ diễn ra vào tháng 4/2014 nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ của Mỹ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bãi đá Scarborough là một chiến thắng chiến thuật đối với Trung Quốc, nhưng cũng đồng thời hé lộ công thức của Bắc Kinh nhằm lợi dụng các quốc gia yếu hơn. Để ngăn chặn khuynh hướng gia tăng sự cứng rắn của Trung Quốc, Washington nên tập trung vào việc xây dựng năng lực cho các đối tác, củng cố các thể chế ở khu vực và làm cho Bắc Kinh thấy rõ nước này sẽ phải trả giá khi áp dụng “Mô hình...
Căng thẳng giữa hai nước có nền kinh tế lớn nhất Châu Á đã leo thang sau khi Trung Quốc công bố kế hoạch thiết lập vùng phòng không bao gồm các đảo có tranh chấp với Nhật Bản. Điều này có thể gây tổn hại đến sự phục hồi trong thương mại giữa hai nước. Trong bối cảnh như vậy, Mỹ sẽ làm gì để hỗ trợ đồng minh?
Vào năm 2010, có tin nói rằng quân đội Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành chương trình thử nghiệm tên lửa tham vọng nhất của họ mang tên Đông Phong 21A (DF-21A), một loại tên lửa đạn đạo chống hạm.
Ấn Độ và Việt Nam có mối quan hệ đặc biệt lâu đời, song bối cảnh đang thay đổi tại châu Á đòi hỏi New Delhi và Hà Nội phải tìm kiếm một mối quan hệ đối tác mới.