26/11/2013
Mạng tin “Sankei Express” (Nhật Bản) ngày 24/11 cho rằng bằng việc thiết lập vùng xác định phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, rõ ràng Bắc Kinh muốn thể hiện một đường lối cứng rắn, đối đầu với liên minh Nhật-Mỹ để thu hút sự ủng hộ của dư luận Trung Quốc đối với chính quyền Tập Cận Bình.
Đây cũng là hành động cho thấy đường lối ngoại giao “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình đã đến hồi kết. Giờ đây, Trung Quốc đang chuyển sang đường lối xây dựng “quân đội hùng mạnh”. Theo truyền thông Trung Quốc, sau khi xác lập ADIZ trên biển Hoa Đông - chồng lấn với ADIZ của Nhật Bản - phạm vi hoạt động của không quân Trung Quốc ở khu vực này sẽ tăng từ 10-12 lần so với hiện nay. Khi ADIZ của Trung Quốc được xác lập, những máy bay đi vào vùng này có nghĩa vụ thông báo lịch bay cho Bộ Ngoại giao và Cục hàng không Trung Quốc và tuân theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Mạng tin "Sankei Express" cho rằng quy định nêu trên rõ ràng là nhằm giới hạn hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Trên không (ASDF) và quân đội Mỹ tại Nhật Bản, cụ thể là các cuộc diễn tập ở vùng này.
Quân đội Trung Quốc cho đến nay vẫn nói rằng ADIZ của Nhật Bản là không có căn cứ pháp lý quốc tế và thường xuyên cho máy bay chiến đấu đi vào khu vực này. Bởi thế, Nhật Bản và Mỹ nhiều khả năng sẽ phớt lờ ADIZ của Trung Quốc và tiếp tục các hoạt động như thường lệ. Khi đó, nếu không quân Trung Quốc có phản ứng quá khích thì nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang là rất lớn.
Ngày 24/11, Nhật Bản đã cảnh báo nguy cơ xảy ra "những sự việc không thể lường trước", còn Hàn Quốc lấy làm tiếc về tuyên bố đơn phương của Trung Quốc trong việc thiết lập ADIZ ở những khu vực mà cả Tokyo và Seoul đều tuyên bố chủ quyền. Phát biểu trước giới báo chí, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết nước ông đang cân nhắc việc đưa ra những phản đối mạnh mẽ hơn và "ở mức cao hơn", đồng thời khẳng định Nhật Bản không thể chấp nhận hành động này của Trung Quốc, coi đây là "hành động đơn phương dẫn tới nguy cơ xảy ra những sự việc không thể lường trước". Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel trước đó cũng bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về hành động của Trung Quốc và cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản. Ông Kerry đã kêu gọi Trung Quốc thận trọng và kiềm chế, đồng thời nói rằng quyền tự do bay là điều cần thiết đối với ổn định và an ninh của khu vực Thái Bình Dương. Ông khẳng định: "Chúng tôi giữ vững cam kết của mình với các đồng minh và đối tác, đồng thời hy vọng sẽ được chứng kiến một tương lai tăng cường hợp tác, giảm đối đầu tại Thái Bình Dương". Còn ông Hagel, trong một phát biểu khá mạnh mẽ, đã nhận định rằng động thái này của Bắc Kinh là "một nỗ lực gây mất ổn định, nhằm làm thay đổi hiện trạng trong khu vực. Hành động đơn phương này sẽ làm tăng nguy cơ hiểu lầm và tính toán sai".
Phát biểu của phía Nhật Bản đã khiến Bắc Kinh phản ứng. Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Qin Gang cho rằng phát biểu trên là "vô căn cứ và hoàn toàn sai" vì mục đích của việc Trung Quốc thiết lập ADIZ (được Bắc Kinh khẳng định là tuân thủ luật pháp quốc tế) là nhằm "bảo vệ chủ quyền cũng như an ninh lãnh thổ và không phận của Trung Quốc, chứ không phải là nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào và cũng sẽ không ảnh hưởng đến các chuyến bay tại không phận có liên quan". Ông Qin Gang cũng yêu cầu Mỹ không nên ủng hộ bất cứ bên nào trong vấn đề này, và cho biết Bắc Kinh đã "gửi lời phản đối" tới Đại sứ Mỹ Gary Locke về phản ứng của Mỹ liên quan tới ADIZ, kêu gọi Washington phải sửa chữa sai lầm.
Tại Seoul, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết ADIZ của Trung Quốc cũng chồng lấn một phần lên ADIZ của nước này. Hãng thông tấn Yonhap dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nêu rõ: "Chúng tôi lấy làm tiếc khi phát hiện ra rằng vùng phòng không của Trung Quốc chồng lấn với KADIZ (Vùng Xác định Phòng không Hàn Quốc) ở khu vực phía Tây đảo Jeju. Chúng tôi sẽ thảo luận với Trung Quốc về vấn đề này để ngăn động thái này ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của chúng tôi".
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...