Newsmax ngày 15/6 đăng bài “Obama Lags vs. China Cyber War” của Richard Clarke, quan chức thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia của Nhà Trắng. Trong đó nhấn mạnh trong lĩnh vực không gian mạng, Chính quyền Mỹ thiếu trách nhiệm bảo vệ công dân Mỹ khi họ trở thành mục tiêu tấn công của một chính phủ nước ngoài.
Tình hình Biển Đông tiếp tục sôi động trên trường quốc tế, về phương diện ngoại giao và quốc phòng. Tại Mỹ hôm 14/6, TNS Jim Webb, chủ tịch tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng Viện Mỹ đã mở cuộc họp báo tại Washington để trình bày quan điểm của ông về thái độ của Mỹ đối với tình hình cuộc tranh chấp đang bùng nổ trở lại tại Biển Đông.
Đánh giá về cuộc tranh chấp hiện nay ở Biển Đông, một số chuyên gia quốc tế cho rằng không có nguy cơ leo thang để trở thành một cuộc đối đầu quân sự vì nếu xảy ra sẽ chẳng ai có lợi, đồng thời Trung Quốc có thể sẽ phải điều chỉnh lập trường "thương thuyết tay đôi" vì vụ tranh chấp này ảnh hưởng tới an ninh của toàn khu vực và không thể giải quyết bằng đường lối song phương.
Hãng tin AFP của Pháp ngày 17/6: Trong khi quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang leo thang căng thẳng, Mỹ và Việt Nam hôm nay đã hội đàm ở Washington và ra tuyên bố chung kêu gọi tự do hàng hải, phản đối sử dụng vũ lực ở Biển Đông, bày tỏ ủng hộ tiến hành đàm phán theo văn bản DOC ký giữa Trung Quốc với các nước ASEAN năm 2002.
Báo China Daily ngày 18/6 đăng bài “China, Indonesia end first joint training” của phóng viên Cui Haipei. Nội dung chính như sau:
Gần đây thông tin quân đội Đài Loan sẽ diễn tập quân sự tại vùng biển Trường Sa đã khiến người ta đặt câu hỏi: liệu hai bờ có bắt tay nhau trong vấn đề Biển Đông không? Theo “Minh báo” của Hồng Công ngày 16/6 cho biết, cuối tháng 6, Hải quân và Cục Tuần tra bảo vệ bờ biển của Đài Loan sẽ tiến hành diễn tập quân sự ở khu vực đảo Thái Bình (Ba Bình).
Ngày 18/6 báo mạng Japanese times co đăng bài "Indonesia leader talks tíe, Soutch China Sea tensions". Nội dung bài viết liên quan đên cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Kan và Tổng Thống Indonesia Yudhoyono hôm 17/6 về biện pháp tăng cường quan hệ chiến lược song phương và đối ứng với căng thẳng đang leo thang ở Biển Đông từ tranh chấp giữa Bắc Kinh với các nước Đông Nam Á.
Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển lần thứ 21 tổ chức tại Niu Yoóc từ ngày 13 đến 17/6, đại diện chính quyền Manila kiên quyết bác bỏ mọi ý đồ mở rộng khu vực tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế liên quan đến tình hình tại vùng biển Tây Philíppin, theo cách gọi của Philíppin đối với Biển Đông.
Theo báo "Yomiuri" ngày 20/6, “Shared concerns bolster Japan-Indonesia ties” Nhật Bản cần phải có biện pháp đối phó thích hợp trong bối cảnh môi trường an ninh châu Á đang thay đổi nhanh chóng do các hoạt động tiến ra hải dương đã lộ rõ của Trung Quốc.
Theo Đài Ôxtrâylia “Boycott Chinese products over Spratlys row: Philippines governor” Tỉnh trưởng tỉnh Albay, ông Joey Salceda, đồng minh chính trị của Tổng thống Philíppin Benigno Aquino III, ngày 12/6 đã kêu gọi người dân nước này tẩy chay các sản phẩm Trung Quốc như là một tín hiệu mạnh mẽ nhằm phản đối cách ứng xử của Bắc Kinh liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông.