Trung Quốc bao biện việc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa, Tàu chấp pháp Trung Quốc hiện diện liên tục ở Trường Sa; Việt Nam phản đối vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS ở Hoàng Sa; Máy bay quân sự Mỹ bay gần Đài Loan lần thứ 4 trong tháng 3/2020.
Ngày 2/4, tàu cá Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm. Hành động này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Bộ Ngoại giao Mỹ và Philippines đã đưa ra tuyên bố phản đối và kêu gọi Trung Quốc hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trung Quốc ngang nhiên luân phiên tàu cứu hộ tại Trường Sa; Việt Nam khẳng định lập trường nhất quán Biển Đông trong Công hàm gửi LHQ; Philippines quan ngại tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam; Nhóm Thượng nghị sỹ Mỹ chỉ trích Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Nhóm tàu sân bay Trung Quốc diễn tập ở Biển Đông, Trung Quốc ngang nhiên thành lập "quận Tây Sa", "quận Nam Sa"; Việt Nam phản hồi công hàm của Malaysia và Philippines về Biển Đông ở Liên Hợp Quốc; Tàu khảo sát Trung Quốc và Malaysia chạm trán ở Biển Đông; BNG Mỹ quan ngại hành vi của Trung Quốc đối với hoạt động dầu khí của các nước.
Số ca nhiễm COVID-19 ở Đông Nam Á đã gia tăng nhanh chóng trong những tuần gần đây, làm dấy lên quan ngại rằng khu vực 650 triệu dân này có thể trở thành tâm dịch tiếp theo. Những nước có hệ thống chăm sóc y tế nghèo nàn, chẳng hạn như Indonesia và Philippines, được đánh giá là có nguy cơ cao nhất.
Mỹ và châu Âu cần nhanh chóng học hỏi cách đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) của khu vực Đông Á để ngăn chặn tình hình ngày càng trở nên tồi tệ.
Vai trò "nhân tố tiềm tàng làm thay đổi cuộc chơi trên toàn cầu" của đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) có thể sẽ được bộc lộ một cách đầy đủ tại Biển Đông.
Trung Quốc bao biện các hành động quyết đoán ở Biển Đông; Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ cái gọi là “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa”; Philippines gửi hai công hàm phản đối Trung Quốc về Biển Đông; Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia nhấn mạnh giải quyết hòa bình tranh chấp biển; Ngoại trưởng Mỹ lên án hành động đơn phương trên biển của Trung Quốc.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn biến hết sức nghiêm trọng, các quốc gia đều ra sức bảo vệ nguồn lương thực của mình thông qua các chiến lược khác nhau. Nước xuất khẩu thì hạn chế xuất đi trong khi nước nhập khẩu thì cố tích trữ thật nhiều. Nguy cơ một số nước phải đối mặt với tình trạng an ninh lương thực bị đe dọa, dù trong ngắn hạn.
Mỹ và Trung Quốc đang sử dụng quân đội của họ để phát đi tín hiệu rằng trong đại dịch COVID-19, sẽ không bên nào lơ là cảnh giác ở Đài Loan và Biển Đông.