Với các cuộc bầu cử quan trọng đã kết thúc ở Mỹ và Nhật Bản, câu hỏi trung tâm được đặt ra là ban lãnh đạo mới của Bắc Kinh sẽ xử lý thế nào với hai đối thủ chính của họ và cũng là đối tác tiềm năng trong những năm tới?
Những hành động của Trung Quốc - dù vô tình hay cố ý - đã tạo ra một môi trường tồi tệ nhất trong khu vực kể từ sự kiện Thiên An Môn.
Thập kỷ tới sẽ là giai đoạn tái cấu trúc quyền lực toàn cầu mà trọng tâm sẽ là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tái cơ cấu quyền lực chủ yếu tập trung vào 2 lĩnh vực: (i) Phân phối lại quyền lực và (ii) các quốc gia cạnh tranh để có vị trí thuận lợi hơn thông qua phát triển.
Báo “The Hindu” ngày 24/12 đã đăng bài viết của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhân dịp ông tới thăm chính thức Ấn Độ và tham dự Hội nghị cấp cao thường niên Ấn-Nga lần thứ 13 tại Niu Đêli, trong đó nhấn mạnh rằng việc tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với Ấn Độ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga.
Tình hình an ninh môi trường xung quanh Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng sâu rộng tới Trung Quốc trong những năm tới.
Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ngày 24/12 đã công bố “Sách Vàng tình hình quốc tế” năm 2013 hay còn gọi là “Báo cáo chính trị và an ninh toàn cầu” năm 2013.
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang nỗ lực theo đuổi một chiến lược quân sự gọi là "trở lại" hoặc "tái cân bằng" lực lượng quân sự bằng cách giảm bớt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở châu Âu cũng như Trung Đông và triển khai phần lớn lực lượng ở vành đai Thái Bình Dương.
Tờ "Dân tộc" (Thái Lan) ngày 23/12 đăng bài bình luận về việc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang xích lại gần Ấn Độ, trong đó cho rằng lý do ASEAN tăng cường quan hệ với Ấn Độ là bởi những mối lo ngại về Trung Quốc.
Các lãnh đạo mới của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã nhậm chức nhưng những chính sách mới vẫn chưa được triển khai. Họ cần phải chú tâm giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại ngay lập tức, nếu không những khó khăn do các thế hệ lãnh đạo trước để lại ngày càng xấu thêm.