Năm 2012, Trung Quốc đã đối mặt với tình hình an ninh bất ổn bởi các đe dọa đối với quyền và lợi ích biển của Trung Quốc, mà bắt nguồn từ các tranh chấp lãnh thổ ngày càng tăng của Trung Quốc với một số nước láng giềng.

(1) Tình hình an ninh Đông Bắc Á.

Với tranh chấp đảo ngày càng tăng căng thẳng giữa Nhật – Hàn và những khiêu khích của Nhật Bản về mua đảo Điếu Ngư với Trung Quốc, tình hình an ninh khu vực Đông Bắc Á đang căng thẳng, phức tạp bởi tình hình bán đảo Triều Tiên dù không có đối đầu quân sự nhưng Bắc Triều Tiên hai lần phóng tên lửa đã góp phần tạo thêm bất ổn tại khu  vực. Trong khi đó, Trung Quốc đang ngày càng đối mặt với áp lực đang gia tăng về quốc tế hóa và đa phương hóa tranh chấp biển Đông. Tình hình này còn bất ổn hơn bởi chạy đua vũ trang mạnh mẽ ở khu vực do việc Mỹ “tái cân bằng” tại Châu Á – Thái Bình Dương.

Trong 2012, quan hệ giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã đóng băng trong khi liên kết an ninh Mỹ - Nhật – Hàn đã được củng cố. Cả hai miền Triều Tiên đang bận rộn với các vấn đề nội trị, do đó giảm khả năng đối đầu quân sự và tiếp tục cạnh tranh về an ninh. Bắc Triều Tiên thậm chí đã thực hiện nhiều biện pháp cố gắng cải thiện quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong giai đoạn quá độ chuyển giao thuận lợi sau cái chết của Kim Jong-il. Tuy nhiên, do không đạt được nhiều phản hồi tích cực, Bình Nhưỡng lại bắt đầu áp dụng các biện pháp cực đoan.

Thành công phóng vệ tinh trong tháng 12 sau thất bại lần phóng đầu tiên vào tháng 4, đã cho thấy Bắc Triều Tiên hiện đã làm chủ được công nghệ này. Để ứng phó với việc Bắc Triều Tiên phóng vệ tinh, Mỹ - Nhật – Hàn đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án và trừng phạt Bình Nhưỡng và tăng cường khả năng tự vệ. Mỹ đã nỗ lực giúp Hàn Quốc tăng cường khả năng xây dựng tên lửa ở các tầm để chúng có thể bao phủ toàn Bắc Triều Tiên. Hơn nữa, khả năng Mỹ - Hàn tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược tại Hàn Quốc có thể là nỗ lực dài hạn trong thúc đẩy phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Còn quá sớm để nói về việc hình thành liên minh Nhật- Hàn. Không có đe dọa an ninh từ Bắc Triều Tiên, những vấn đề lịch sử và tranh chấp đảo đã dẫn tới sự lạnh giá trong hợp tác an ninh Nhật – Hàn trong 2012. Hai nước đã tạm dừng hiệp định chia sẻ thông tin tình báo chỉ chưa đầy 1 giờ trước khi chính thức ký. Tổng thống Hàn Quốc đã đặt chân lên đảo đang tranh chấp làm tăng rạn nứt giữa hai nước.

(2) Tình hình an ninh tại Đông Nam Á trở nên phức tạp hơn do tranh chấp Biển Đông với nhiều ẩn số hơn.

Một số nước Đông Nam Á đang cố đưa tranh chấp song phương ra khuôn khổ đa phương và các nước ngoài khu vực như Mỹ - Nhật đã nhân cơ hội này để khuấy động vùng nước.

Bằng việc mời thầu dầu khí, kêu gọi tình cảm dân tộc, tìm kiếm sự khẳng định về pháp lý và cố gắng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế bằng cách gây áp lực tại các diễn đàn đa phương, các nước Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền biển tại biển Đông đã tìm cách thúc đẩy quốc tế hóa tranh chấp biển Đông và nỗ lực hình thành các liên minh chống Trung Quốc.

Mỹ nhân cơ hội này tăng cường hiện diện quân sự tại Đông Nam Á không chỉ để khôi phục các đồng minh trước đây của Mỹ mà còn chủ động mở rộng quan hệ đối tác an ninh. Hơn nữa, Mỹ cũng cố gắng cung cấp quân sự cho các nước tại khu vực dẫn tới việc gia tăng mạnh mẽ chi phí quốc phòng và làm tình hình an ninh tại khu vực ngày càng phức tạp hơn.

Tranh chấp biển Đông chắc chắn liên quan tới cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung. Washington đang thực sự sử dụng các nước như Việt Nam, Philippines làm quân cờ. Chính cách ứng xử hai mặt của Mỹ đã làm sâu sắc vấn đề mà các nước ASEAN phải đối mặt và dẫn tới căng thẳng lớn hơn tại khu vực.

(3) An ninh phi truyền thống như khủng bố, nguồn nước, an ninh năng lượng và tội phạm xuyên quốc gia đang nổi lên trong môi trường an ninh xung quanh Trung Quốc và sẽ tiếp tục có ảnh hưởng mạnh mẽ.

Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống không mang tính chết người dù nó đang tiếp tục là thách thức an ninh quốc gia chính. Để giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống tại các khu vực xung quanh, thúc đẩy hợp tác an ninh khu vực là vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc trong duy trì quan hệ láng giềng tốt và cải thiện môi trường an ninh xung quanh Trung Quốc.

Tuy nhiên, hợp tác an ninh phi truyền thống  cũng xen lẫn với cạnh tranh an ninh truyền thống và đây đã tạo rào cản tới sự phát triển hợp tác an ninh phi truyền thống. Do đó cần phải có sự hợp tác liên chính phủ, hợp tác với các xã hội dân sự để thực sự củng cố sự ủng hộ của công luận, thúc đẩy xây dựng tin tưởng lẫn nhau giữa các nước láng giềng.

Mặc dù tình hình an ninh xung quanh Trung Quốc không sáng sủa trong năm 2012 về toàn diện nhưng cũng không đến mức xấu nghiêm trọng. Các mâu thuẫn tiếp tục gia tăng dù không có xung đột quân sự. Các vấn đề cũ tiếp tục âm ỉ dù các vấn đề an ninh phi truyền thống mới đang làm phức tạp tình hình an ninh dù những vấn đề này có thể trở thành lĩnh vực hợp tác an ninh khu vực lớn hơn.

(4) Ba nhân tố ảnh hưởng tới tình hình an ninh xung quanh Trung Quốc: (i) Chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại châu Á; (ii) Sự lo ngại của các nước láng giềng trước việc Trung Quốc trỗi dậy nhanh và (iii) Thiếu tin tưởng an ninh và chiến lược tại khu vực.

- Mỹ đang sử dụng các đồng minh và đối tác khu vực để thực hiện chiến lược tái cân bằng. Mặc dù Mỹ tỏ ra hiếu chiến nhưng lại chỉ mạnh ở bên ngoài và yếu ở bên trong. Liệu an ninh khu vực có bất ổn ngoài tầm kiểm soát khi Mỹ đang gây rắc rối và không thể bảo đảm được vị trí thống trị tại khu vực. Do đó, Mỹ tiếp tục kiểm soát các khủng hoảng khu vực để có lợi cho sự quay lại khu vực của Mỹ. Mỹ không muốn chứng kiến các xung đột quân sự trực tiếp và cố gắng tránh cam kết. Để đạt mục đích này, Mỹ đã đẩy các đồng minh và đối tác an ninh lên tuyến đầu và dấu mình đằng sau.

- Với sự trỗi dậy của Trung Quốc, các quan ngại của các nước láng giềng đang gia tăng. Trung Quốc dần trở thành trọng tâm an ninh của khu vực Đông Á và sự trỗi dậy nhanh của Trung Quốc cũng đang gây ra những phản ứng khác nhau. Mỹ muốn lợi dụng mâu thuẫn giữa Trung Quốc và các láng giềng để hình thành liên minh ứng phó với sự “cứng rắn hơn” của Trung Quốc. Tính hiệu quả trong kiềm chế ngoại giao của Trung Quốc đang suy giảm và Trung Quốc cần có sáng kiến để định hình an ninh khu vực.

- Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đã tăng cường tin tưởng lẫn nhau giữa Nga và Trung Quốc cùng 5 nước Trung Á nhưng vẫn thiếu tin tưởng lẫn nhau và cơ chế hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và các nước láng giềng khác vì vậy vấn đề này có thể dẫn tới tình hình an ninh ảm đạm.

(5) Xây dựng môi trường xung quanh hòa bình và ổn định là hòn đá tảng đối với sự phát triển hòa bình của Trung Quốc.

Trung Quốc cần chủ động thúc đẩy hợp tác an ninh đa phương tại khuv ực và giảm nhạy cảm đối với an ninh khu vực cũng như những hiệu ứng rủi ro và cần tiếp tục thúc đẩy sự phát triển mô hình mới về hợp tác kinh tế.

Hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN trong những năm gần đây đã chứng tỏ mang lại kết quả hai bên cùng có lợi. Trung Quốc cũng cần củng cố môi trường tốt đẹp cho quan hệ Mỹ - Trung, chủ động tìm kiếm quan hệ phi đồng minh mới giữa các cường quốc lớn, trong khi cần cứng rắn đối với vấn đề chủ quyền và lãnh thổ./.

Tác giả Wang Fan là giáo sư Quan hệ Quốc tế, Đại Học Ngoại giao Trung Quốc và ứng viên tiến sĩ của trường này. Bài viết đăng trên Chinadaily (ngày 25/12)