26/12/2012
Thập kỷ tới sẽ là giai đoạn tái cấu trúc quyền lực toàn cầu mà trọng tâm sẽ là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tái cơ cấu quyền lực chủ yếu tập trung vào 2 lĩnh vực: (i) Phân phối lại quyền lực và (ii) các quốc gia cạnh tranh để có vị trí thuận lợi hơn thông qua phát triển.
Thời báo Hoàn Cầu (ngày 23/12/2012) Thập kỷ thay đổi khi sức mạnh toàn cầu dịch chuyển
(1) Cui Liru, Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế đương đại Trung Quốc.
Thập kỷ tới sẽ là giai đoạn tái cấu trúc quyền lực toàn cầu mà trọng tâm sẽ là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tái cơ cấu quyền lực chủ yếu tập trung vào 2 lĩnh vực: (i) Phân phối lại quyền lực và (ii) các quốc gia cạnh tranh để có vị trí thuận lợi hơn thông qua phát triển.
Ẩn số lớn nhất trong tái cấu trúc quyền lực là sự trỗi dậy của Trung Quốc mà sẽ đem lại cả cơ hội và thách thức. Trung Quốc và Mỹ đóng vai trò lớn nhất trong cạnh tranh và hợp tác tái cấu trúc toàn cầu. Trung Quốc là cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới đang bước vào giai đoạn trỗi dậy toàn diện. Cũng có nhiều vai trò khác như các chủ thể đi đầu và chủ thể nhỏ. Tái cấu trúc sức mạnh phức tạp hơn nhiều và Trung Quốc cần cân nhắc đóng vai trò thế nào khi là cường quốc lớn.
Sự thay đổi cấu trúc toàn cầu sẽ tạo rủi ro đối với trật tự và cân bằng. Làm thế nào để tránh tình hình tổng thể không bị mất kiểm soát là lợi ích của tất cả cường quốc lớn. Các cường quốc toàn cầu cần phải hiểu rằng sẽ không có người thắng nếu chiến tranh thực sự xảy ra và thiệt hại sẽ lớn hơn những thành quả.
Trung Quốc đang ở vị thế rất khó: Với thành tựu phát triển nổi bật đã khiến Trung Quốc trở thành mục tiêu toàn cầu. Những nước khác đang thổi phồng và bóp méo những thách thức do Trung Quốc trỗi dậy mang lại. Trung Quốc không nên bỏ qua điều này mà cần phải tiếp tục tỉnh táo.
Không nước nào sẵn sàng đối với việc tái cấu trúc quyền lực đang diễn ra. Khủng hoảng tài chính đã đẩy nhanh thay đổi quyền lực toàn cầu trong khi sự nôn nóng và cảm giác không thoải mái, thậm chí lo sợ đã xuất hiện bởi các nước chưa chuẩn bị tốt cho những xung đột trong tiến trình này.
(2) Qu Xing, Giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc
Một số xu hướng sẽ được củng cố trong thập kỷ tới. Ảnh hưởng của Mỹ sẽ bị kiềm chế nhiều hơn bởi một số nước đang nổi và các nước đang phát triển. Các nước châu Phi và Mỹ Latinh sẽ ảnh hưởng lớn hơn trong cộng đồng quốc tế. Thực tế đây là vấn đề trong chuyển giao quyền lực.
Về lý thuyết, chuyển giao quyền lực có nghĩa thay đổi ảnh hưởng của một nước đối với các nước và với quốc tế. Sức mạnh quốc gia không phải không thay đổi do đó về triển vọng vi mô, sự chuyển giao sức mạnh đang diễn ra. Tuy nhiên, tại sao trong những năm gần đây, chủ đề này được thảo luận sôi nổi trong đó nhân tố Trung Quốc đóng vai trò rất lớn. Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, thể chế chính trị của Trung Quốc rất khác các nước phương Tây. Nhiều thảo luận về chuyển giao quyền lực thực tế là về chuyển giao bá quyền. Các nước phương Tây, đặc biệt Mỹ đang lo ngại việc bá quyền thế giới sẽ bị chuyển sang Trung Quốc tuy nhiên còn quá sớm để có quan ngại như vậy.
Bá quyền có 2 ngưỡng: (i) Một là liệu một nước có sẵn sàng áp đặt ý chí lên các nước khác trong cộng đồng quốc tế và (ii) Hai là liệu các nước khác có quyền lực hiệu quả để kiềm chế bá quyền của một nước.
Ngoại giao Trung Quốc chỉ được thảo luận ngắn trong báo cáo Đại Hội 18 nhưng đấu tranh chống bá quyền thì đặc biệt được nhấn mạnh. Trung Quốc chưa tự chuẩn bị cho mình để trở thành cường quốc bá quyền thế giới cũng như sẽ không làm như vậy trong tương lai. Trung Quốc thực sự không thể so sánh với Mỹ trong nhiều lĩnh vực cũng như sức mạnh toàn diện, cơ cấu ngành và chất lượng dân số. Hơn nữa, Trung Quốc chưa bao giờ có ý định chính trị trở thành bá quyền thế giới mà luôn ủng hộ một thế giới đa cực.
(3) Shen Dingli, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ, Đại học Phúc Đán
Trung Quốc hiện đang bước vào giai đoạn mà mọi bên liên quan đều hưởng lợi và muốn hợp tác với Trung Quốc và Trung Quốc đang mở cửa thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài. Phương Tây theo đuổi lợi ích ngắn hạn mà phớt lờ những tiến bộ của Trung Quốc.
Trong thập kỷ tới, việc mở rộng vẫn tiếp tục và chúng ta cần nhìn trước việc hợp tác và không gian phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc đang chia sẻ quyền lực với Mỹ và thế giới và sẽ tiếp tục làm như vậy.
Phương Tây đã chứng kiến nhiều trường hợp thay đổi quyền lực và bá quyền và không thể tránh khỏi việc chuyển đổi bá quyền của phương Tây sang Trung Quốc. Tôi cho rằng sự phát triển của Trung Quốc phù hợp với lợi ích của phương Tây và có thể chấp nhận được. Trong khi đó, chúng ta cần hợp tác về việc chúng ta có thể hài hòa tốt hơn giữa Trung Quốc và phương Tây với mâu thuẫn ít hơn và chia sẻ lợi ích nhiều hơn.
Toàn cầu hóa đã tạo cho Trung Quốc cơ hội phát triển. Chúng ta đang tìm cách phát triển hơn với tốc độ mà phương Tây có thể chịu đựng được. Đồng thời, phương Tây cần chuẩn bị để chấp nhận được sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc trong các quy định toàn cầu do phương Tây thống trị. Phương Tây cũng cần thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc và chấp nhận thực tế suy giảm quyền lực của phương Tây cũng như sự trỗi dậy của nhiều nước đang phát triển.
Nhiều nhà chính trị và giới học thuật Mỹ cho rằng Mỹ sẽ không là siêu cường duy nhất trong 20-30 năm tới. Thậm chí nếu có hiệp định đạt được giữa Mỹ và Trung Quốc thì hiệp định đó cũng không thể thực hiện hiệu quả bởi nó sẽ bị ngăn cản bởi những trở ngại thực tế.
(4) Pan Wei, Giám đốc trung tâm Trung Quốc và các vấn đề toàn cầu, Đại học Bắc Kinh
Tôi không cho rằng quyền lực toàn cầu chuyển từ phương Tây sang Trung Quốc bởi khu vực Đông Bắc Á dù đang trỗi dậy nhưng Mỹ và EU vẫn là các cường quốc hàng đầu.
Sức mạnh trong quan niệm phương Tây gồm 4 yếu tố có liên quan nhau là tiền, quyền lực, khái niệm và giá trị nhân quyền. Hai yếu tố đầu thuộc về sức mạnh cứng còn hai yếu tố sau thuộc về sức mạnh mềm. Khi Tổng Thống Mỹ Obama tới Myanmar, công chúng nước này có thể nghĩ về dân chủ, pháp quyền, nhân quyền mặc dù thực tế Mỹ không đầu tư vào lĩnh vực này trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, họ có thể nghĩ gì khi lãnh đạo Trung Quốc tới thăm nước này. Thế giới đã chấp nhận Hồi giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo nhưng không chấp nhận quan điểm của đạo Khổng. Những người di cư Trung Quốc không được hoan nghênh tại nhiều nơi trên thế giới. Những gì thế giới muốn từ Trung Quốc chỉ là tiền chứ không phải người dân hay văn hóa Trung Quốc. Chặng đường chấn hưng Trung Quốc còn gian nan và Trung Quốc cần ứng phó với vấn đề trong nước trước.
(5) Chu Shulong, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Chiến lược quốc tế, Đại học Thanh Hoa
Thập kỷ tới, sự trỗi dậy của Trung Quốc vẫn tiếp tục về số lượng chứ chưa được toàn diện. Dù Trung Quốc có lượng GDP lớn nhưng chất lượng kinh tế, khoa học và kỹ thuật vẫn còn thấp dù có đạt được nhiều tiến bộ. Dù là nền kinh tế thứ 2 thế giới nhưng xếp loại khoa học và công nghệ Trung Quốc sẽ đứng vị trí thứ mấy thế giới trong 8-10 năm tới. Có thể trong thập kỷ tới Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản và Ấn Độ về sức mạnh quân sự và trong chừng mực nào đó thu hẹp khoảng cách với Mỹ về sức mạnh quân sự nhưng tôi không cho rằng Trung Quốc cần trở thành cường quốc quân sự toàn cầu, bởi Trung Quốc tuân thủ chính sách không liên minh và không muốn trở thành sen đầm quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc rất cần đặt mục tiêu trong 15 - 20 năm tới về xây dựng sức mạnh quân sự mạnh nhất châu Á bao gồm việc vượt qua Mỹ về sức mạnh quân sự tại châu Á và phù hợp với đặc điểm là nước lớn nhất khu vực của Trung Quốc.
Hơn nữa, về sức mạnh mềm chính trị và văn hóa, Trung Quốc vẫn không nằm trong dòng chảy chính về giá trị chính trị quốc tế. Trung Quốc và 4 nước xã hội chủ nghĩa khác chỉ chiếm chưa đầy 2,5% toàn thế giới.
Trong nước, việc xây dựng và cải tiến văn hóa xã hội, niềm tin và pháp quyền vẫn là nhiệm vụ khó khăn.
Tất cả điều đó giải thích về việc Trung Quốc trỗi dậy thế nào trong thập kỷ tới và hy vọng sự thay đổi lớn về lượng của Trung Quốc có thể dẫn tới sự biến đổi về chất.
(6) Fang Ning, Giám đốc Viện Khoa học Chính trị, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.
Chủ đề tái cấu trúc quyền lực thế giới trong những năm tới chủ yếu liên quan tới hai nước là Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc vẫn đang trên con đường phát triển trong khi Mỹ vẫn đứng ở ngã ba đường và có sự lựa chọn khó khăn khi đối mặt với những tranh cãi của bầu cử.
Nhiều người Mỹ rất chú ý tới Đại hội 18 và cho rằng thế hệ lãnh đạo mới Trung Quốc cứng rắn hơn thế hệ lãnh đạo trước đây. Trong thập kỷ tới Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển con đường hiện nay, chính sách và hệ thống hiện nay. Nhưng vẫn còn khoảng cách lớn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thời báo Hoàn Cầu (ngày 25/12/2012) có bài bình luận: “Đối thoại chiến lược Mỹ - Phi-líp-pin nhằm đào chân tường của Trung Quốc”. Nội dung bài bình luận cho biết:
Vừa qua, Đối thoại chiến lược song phương lần thứ ba giữa Mỹ và Phi-líp-pin đã được tổ chức tại Ma-ni-la, Phi-líp-pin. Tăng cường quan hệ an ninh lâu dài với các quốc gia đồng minh là trọng điểm chính sách ngoại giao của Mỹ. Tăng cường sự hiện diện quân sự ở các quốc gia Châu Á như Úc, Phi-líp-pin là một bước mới trong chiến lược của Mỹ.
Trên thực tế, đối thoại chiến lược Mỹ - Phi-líp-pin lần này là trực tiếp nhằm vào Biển Đông. Do Mỹ tăng cường hợp tác phòng vệ với Phi-líp-pin, cung cấp cho Phi-líp-pin một lượng lớn trang bị vũ khí như: tàu chiến, máy bay…vv. Tăng cường lực lượng để trực tiếp đối kháng lại với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông
Những năm gần đây, Mỹ chủ trương đa phương hóa, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Mỹ nhiều lần đưa ra cái gọi là “tự do hàng hải” ở Biển Đông, mưu đồ mượn cớ để can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Ngoài ra, Mỹ còn lợi dụng các hội nghị ASEAN, diễn đàn ASEAN để khơi lên vấn đề Biển Đông, trực tiếp can thiệp vào Biển Đông. Mỹ tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là việc Mỹ tăng cường hợp tác an ninh với Việt Nam, tăng cường giao lưu hợp tác và diễn tập quân sự giữa quân đội hai nước, Mỹ có sự quan tâm đặc biệt đối với vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Mục đích chiến lược của Mỹ tại Đông Nam Á là rất rõ ràng, muốn tổ chức các quốc gia Đông Nam Á thành một “tập đoàn chống Trung Quốc ở Biển Đông để đánh hội đồng Trung Quốc. Mỹ vừa muốn tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á vừa muốn đào chân tường của Trung Quốc.
Do nhân tố Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển Đông nên việc tranh chấp quyền lợi Biển Đông giữa Việt Nam, Phi-líp-pin…vv với Trung Quốc ngày càng căng thẳng, hơn nữa các quốc gia không có liên quan đến Biển Đông như Nhật Bản, Ấn Độ, Nga cũng có tham vọng muốn có phần trong tranh chấp Biển Đông đặt ra thử thách nghiêm trọng đối với việc Trung Quốc bảo vệ quyền lợi tại Biển Đông. Trên bề mặt, vấn đề Biển Đông trầm trọng hơn dường như chỉ là sự tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia xung quanh Biển Đông nhưng thực tế phản ánh ván cờ Biển Đông của các nước lớn, bởi vì Mỹ cảm thấy việc Trung Quốc trỗi dậy đã ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ trên toàn cầu, uy hiếp địa vị bá quyền của Mỹ tại Đông Nam Á. Trong thế giới ngày nay, địa vị bá quyền kinh tế của Mỹ đã không còn như xưa, do vậy Mỹ muốn sử dụng sự bá quyền về quân sự để duy trì sự bá quyền của đồng đô la Mỹ. Biểu hiện chính là việc ngoại thương giữa các khu vực kinh tế chủ yếu của thế giới chủ yếu dùng đồng đô la Mỹ để tính toán, thanh toán và dự trữ.
Do trước đây nước Mỹ bận rộn với cuộc chiến chống khủng bố, chưa có sự coi trọng đúng mức đối với khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc trong thời gian này nỗ lực thúc đẩy nhất thể hóa mậu dịch và kinh tế khu vực Đông Á, xu thế nhất thể hóa kinh tế khu vực Đông Á từng bước hình thành. Ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ không ngừng tăng cường. Kết quả của việc nhất thể hóa khu vực Đông Á và việc quốc tế hóa của đồng Nhân dân tệ đã dẫn đến việc kinh tế khu vực dần thoát khỏi sự kiểm soát của Mỹ, trực tiếp đe dọa địa vị bá quyền của Mỹ từ đó ảnh hưởng đến lợi cốt lõi của Mỹ. Do vậy, để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ dã áp dụng chiến lược “lấy Á trị Á” chủ động kích hoạt sự mâu thuẫn và xung đột giữa Trung Quốc và các quốc gia xung quanh, Mỹ lôi kéo các quốc gia Đông Á như Nhật Bản … gia nhập vào cộng đồng kinh tế xuyên Châu Á – Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ nắm vai trò chủ đạo, cách ly Trung Quốc.
Các nước lớn ngoài khu vực như Mỹ, Nhật, Ấn Độ… xuất phát từ việc tranh chấp quyền lợi biển, tài nguyên, nắm quyền chủ động ở khu vực đã rắp tâm ASEAN hóa vấn đề Biển Đông, đồng thời lấy “nguy cơ an ninh” làm cái cớ để đẩy nhanh việc thực hiện chiến lược khu vực, mở rộng sức ảnh hưởng. Việc Việt Nam, Phi-líp-pin cực lực thúc đẩy quốc tế hóa vấn đề Biển Đông làm tăng thêm tình hình căng thẳng tại khu vực. Do đó, trung Quốc muốn giải quyết vấn đề Biển Đông cần phải nhận thức rõ ràng được lợi ích cốt lõi của Trung Quốc ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, áp dụng các biện pháp ngoại giao tích cực và linh hoạt, nỗ lực thúc đẩy đối thoại hợp tác và chính trị, thực hiện nghiêm túc các tuyên bố, hiệp định về Biển Đông…vv. Đối với vấn đề Biển Đông quyết không lùi bước, không thỏa hiệp. Đối với Việt Nam, Phi-líp-pin, Nhật Bản cần sử dụng các chiến thuật chống phá, xuất thủ phải quyết đoán, đánh cho các nước này không kịp trở tay.
Khi quyền lợi biển của Trung Quốc gặp phải thách thức có thể thực hiện chiến lược lấy giải quyết hòa bình vấn đề là chính, kết hợp với mở cửa kinh tế và uy hiếp quân sự. Bảo vệ lợi ích quốc gia, thúc đẩy cùng phát triển. Đối với lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc, những khu vực này hoàn toàn thuộc về lợi ích biển của Trung Quốc, quyết không cho phép bất cứ quốc gia, thế lực nào tranh giành, nhất quyết phải sử dụng mọi thủ đoạn để bảo vệ. Đối với vùng biển quốc tế, đặc biệt là sự thông suốt và an toàn hàng hải, Trung Quốc nên đóng góp hết khả năng của mình, hợp tác với các quốc gia khác bảo vệ an toàn, ổn định khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng cần tránh có các chính sách quá cứng rắn, tránh đẩy các nước láng giềng về phía nước lớn khác.
Báo "Chứng khoán Thượng Hải" ngày 25/12/2012 dẫn nguồn Đài Phát thanh truyền hình Thâm Quyến đăng bài viết tựa đề "Thành phố Tam Sa đón nhận đầu tư lớn từ Trung ương, kinh tế biển Hải Nam tiếp tục tăng tốc". Nội dung chính như sau:
Gần đây, tại Hội nghị Công tác kinh tế tỉnh Hải Nam, Tỉnh trưởng Hải Nam Tưởng Định Chi đã bày tỏ: "Sau khi được thành lập, thành phố Tam Sa đã nhận được sự ủng hộ to lớn từ Chính phủ và các Bộ ngành liên quan. Công cuộc xây dựng Tam Sa đã bắt đầu khởi động".
Theo tin cho biết, các dự án công trình xây dựng cơ bản của Tam Sa được nhận vốn ngân sách nhà nước bao gồm 8 hạng mục như sân bay, bến cảng, hậu cần, giao thông, trụ sở văn phòng... Trong đó các dự án như cảng Vĩnh Hưng giai đoạn hai, cảng liên đảo "Tây Sa", căn cứ hậu cần Văn Xương, nhà máy lọc nước ngọt công suất 1000 tấn/ngày là những dự án chuẩn bị được khởi công; Ủy ban Cải cách và Phát triển nhà nước cũng hỗ trợ 260 triệu NDT đóng tàu "Tam Sa 01"; đề án thuê máy bay mở tuyến hàng không Hải Nam - Vĩnh Hưng (đảo Phú Lâm) phục vụ công tác hành chính đã được đưa vào trình tự báo cáo phê duyệt; 02 tàu Ngư chính và Hải giám đã được hạ thủy, hiện đang tuyển chọn thuyền viên thành lập biên đội; về kế hoạch lâu dài có dự án xây dựng nhà máy lọc nước biển thành ngọt với công suất 1400 tấn/ngày và trạm phát điện năng lượng mặt trời 500 kW. Hiện nay, các dự án xây dựng nhà công vụ, trạm xử lý nước thải và rác thải trên đảo Vĩnh Hưng, xây dựng hệ thống đường sá trên đảo Triệu Thuật (đảo Cây) đều đang trong giai đoạn thi công.
Nhiệm vụ quan trọng trước mắt của Tam Sa là lần lượt triển khai đúng tiến độ các dự án trọng điểm như sân bay, cảng khẩu, bến tàu; phương tiện chấp pháp, cung cấp hậu cần... về lâu dài đây sẽ là những nền tảng hạ tầng quan trọng giúp cho sự phát triển của Tam Sa.
Ngoài ra, trên phương diện quy hoạch dài hạn, "thành phố Tam Sa" cũng đã ủy quyền cho cơ quan chuyên môn nghiên cứu soạn thảo quy hoạch cải tạo xây dựng khu vực trọng điểm trên đảo Vĩnh Hưng; quy hoạch tuyến giao thông Hải Nam - Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng - Thất Liên đảo; quy hoạch cảng giao thông Bắc Tiêu; kế hoạch xây dựng giai đoạn I căn cứ cung cấp hậu cần tổng hợp trên đảo Tấn Khanh (đảo Duy Mộng); đề án "Nghiên cứu phát triển hệ thống lồng nuôi trồng thủy sản nước sâu" cũng đang được Sở Hải dương và Ngư nghiệp tỉnh Hải Nam nghiên cứu biên soạn, theo kế hoạch có thể bắt đầu thực hiện từ năm tới.
Trưởng ban Hải Nam - Viện Nghiên cứu Cải cách phát triển Trung Quốc Hạ Phong cho biết, trong văn kiện "Ý kiến Quốc Vụ viện về việc thúc đẩy xây dựng đảo du lịch quốc tế Hải Nam" ban hành năm 2010 cũng đã đề cập việc đẩy nhanh khai thác phát triển tài nguyên Biển Đông, xây dựng căn cứ dịch vụ và khai thác tài nguyên Biển Đông, song trên thực tế mấy năm qua công tác này chưa đạt được bước đột phá đáng kể nào. Nguyên nhân là bởi sự ủng hộ từ Trung ương cho Hải Nam còn hạn chế. Tuy nhiên sau khi thành lập Tam Sa, với vị trí là tuyến đầu trong xây dựng căn cứ khai thác phát triển tài nguyên Biển Đông, Tam Sa đã nhận được sự hỗ trợ to lớn từ trung ương.
Diện tích biển của tỉnh Hải Nam chiếm tới 2/3 tổng diện tích biển của Trung Quốc, diện tích vùng biển thuộc phạm vi quản lý của Hải Nam lớn gấp 60 lần diện tích đảo Hải Nam. Thành phố Tam Sa sau khi thành lập, trên phương diện kinh tế sẽ bắt đầu phát triển từ lĩnh vực tài nguyên năng lượng, tuy nhiên cùng với sự tiến bộ về công nghệ, khi đến thời điểm thích hợp, các ngành nghề khai thác khoảng sản khác cũng sẽ được thúc đẩy phát triển. Ngoài lĩnh vực năng lượng, lĩnh vực nghề cá và du lịch cũng sẽ được Tam Sa chú trọng phát triển, đặc biệt là nghiệp vụ đánh bắt biển xa và dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng.
Tỉnh trưởng Hải Nam Tưởng Định Chi cho biết, mặc dù Hải Nam có diện tích biển lớn, diện tích đất liền nhỏ, song Hải Nam sẽ kiên trì sự phát triển "đi trên cả hai chân", một là "kinh tế xanh" (dịch vụ - du lịch), hai là "kinh tế lam" (kinh tế biển). Quốc Vụ viện phê chuẩn thành lập Tam Sa là một cơ hội phát triển to lớn đối với Hải Nam, cần tận dụng thời cơ này để đẩy mạnh xây dựng kinh tế tỉnh.
Mạng Hải Nam ngày 26/12 đăng bài viết “Ngư nghiệp Hải Nam đóng “Hàng không mẫu hạm” dẫn dắt ngư dân đi Tam Sa đánh bắt” cho biết gần đây Hội nghị công tác kinh tế toàn tỉnh Hải Nam đã tuyên bố, tỉnh Hải Nam sẽ thúc đẩy phát triển toàn diện nghề cá, đẩy mạnh việc khai thác ở ngư trường Tây, Nam, Trung Sa, nâng cao năng lực đánh bắt cá xa bờ. Tỉnh Hải Nam đang đẩy nhanh việc xây dựng mô hình nghề cá hiện đại “công ty + ngư dân”, xây dựng dây chuyền đánh bắt, sản xuất tổng hợp: cung cấp hậu cần, đánh bắt, thu mua, sơ chế bảo quản, chuyển đổi mô hình nghề cá, nâng cấp, giảm giá thành, nâng cao hiệu suất đánh bắt.
Với sự hỗ trợ của chính phủ, tỉnh Hải Nam đang loại bỏ các thuyền gỗ cỡ nhỏ, xây dựng thuyền sắt trọng tải lớn, đưa ngư dân đi đánh bắt ở ngư trường “Tam Sa”, mở rộng việc đánh bắt xa bờ. Trong quá khứ, do thiếu các tàu lớn, hiện đại đã làm ảnh hưởng đến hiệu suất đánh bắt của ngư dân, nên việc xây dựng dây chuyền sản xuất tổng hợp là việc rất cấp bách. Trước mắt, tỉnh Hải Nam sẽ tổ chức đội thuyền đánh bắt xa bờ tại Biển Đông. Trưởng phòng Ngư nghiệp và biển tỉnh Hải Nam Triệu Trung Xã cho biết nguồn tài nguyên ngư trường Tây, Nam, Trung Sa phong phú nhưng năng lực đánh bắt xa bờ của tỉnh Hải Nam còn hạn chế. Hiện tại tỉnh Hải Nam có khoảng hơn 2 vạn tàu cá, song chỉ có không quá 2.000 chiếc trên 80 tấn, 400 chiếc tàu vỏ sắt nên chỉ phù hợp đánh bắt ven bờ.
Công ty trách nhiệm hữu hạn công trình tàu Lâm Cao Uy Long đang đẩy nhanh việc đóng 10 tàu 500 tấn vỏ sắt, mở màn cho việc đóng tàu cá vỏ sắt quy mô lớn của tỉnh Hải Nam. Công ty này gần đây đã ký hợp đồng đóng tàu vỏ sắt với 3 hợp tác xã ngư nghiệp, mỗi hợp tác xã 10 tàu, tổng cộng là 30 tàu. Công ty TNHH Thực nghiệp Lâm Cao Tư Viễn đã đóng xong một tàu vận tải 3.000 tấn, không lâu nữa có thể hạ thủy. Chủ tịch hội đồng quản trị công ty này cho biết, từ nay công ty sẽ lấy việc đóng tàu hậu cần và tàu vận tải làm mũi nhọn, đưa ngư dân đi ra biển xa, thực hiện quy trình đánh bắt, gia công, thu mua, xây dựng ngư nghiệp hiện đại.
Công ty trách nhiệm hữu hạn thực nghiệp Giang Hải của tỉnh Hải Nam bỏ hơn 60 triệu NDT cải tạo tàu gia công, cung cấp hậu cần nghề cá 4.000 tấn “Quỳnh Tam Á F8138”, tháng 8/2012 đã hạ thủy. Thời gian tới, tàu này sẽ đưa một số tàu cá của tỉnh Hải Nam đi Trường Sa đánh bắt cá. Tổng Giám đốc công ty này cho biết, công ty sẽ lấy tàu “Quỳnh Tam Á F8138” làm nòng cốt, kèm theo 2 tàu vận tải đông lạnh 1.000 tấn hình thành một đội tàu đánh bắt và vận tải với quy mô nhất định, áp dụng mô hình tác nghiệp tập thể “công ty + ngư dân”, “công ty + tàu cá”, tổ chức một nhóm tàu cá nòng cốt để tập hợp thành đội tàu tác nghiệp đánh bắt, khai thác nghề cá ở Biển Đông, xây dựng “đội tàu liên hợp” trên biển, hình thành dây chuyền sản xuất nghề cá tổng hợp: đánh bắt, cung cấp, thu mua, gia công, vận chuyển… nhằm thực hiện chuyển đổi, nâng cấp nghề cá của tỉnh Hải Nam./.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông là chuỗi hội thảo thường niên do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy đối thoại chuyên sâu, cởi mở và thẳng thắn về những diễn biến đa chiều liên quan đến Biển Đông.
Ngày 1 tháng 7 năm 2022, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Viện. Ngày 12 tháng 7 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thành lập Viện Biển Đông, trực thuộc Học viện Ngoại giao, là đơn vị chuyên nghiên cứu về các vấn đề bảo vệ biển, đảo,...
Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Biển Đông cũng như tình hình khu vực và thế giới trong sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông ban hành Quy định về Chương trình Học bổng Thắp sáng Đam mê Nghiên cứu Biển Đông.
Bất kể lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nước Mỹ dưới Chính quyền Joe Biden thực sự đã “quay lại”.
Chỉ trong vòng 1 tuần từ ngày 28/7 đến ngày 4/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục ra 10 thông báo về các cuộc tập trận quân sự trên biển. Đáng chú ý nhất trong số đó là cuộc tập trận phạm vi lớn nhất trên Biển Đông kéo dài từ ngày 6-10/8. Các chuyên gia của Trung Quốc...