Theo Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ bang Virginia (Mỹ) James Webb, cuộc tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông hiện nóng hơn bao giờ hết, chủ yếu là do các hành động ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc, nhưng một phần còn do Mỹ chưa có thái độ rõ ràng trong vấn đề này.
Sau vụ 150 Nghị sĩ Quốc hội và thành viên đoàn thể cánh hữu Nhật đến vùng biển đảo Điếu Ngư (Senkaku) tổ chức hoạt động “cầu siêu cho người Nhật bị chết trong Thế chiến thứ hai”, trong đó có 10 người đã lên đảo Điếu Ngư. Trung Quốc và Nhật Bản liên tục có các động thái làm gia tăng căng thẳng trên Biển Hoa Đông.
Ngày 20/8, trước cuộc Tham vấn an ninh chiến lược lần thứ 7 Trung - Nga, Uỷ viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc đã trả lời phỏng vấn “Báo Nga” bằng văn bản, nội dung chính gồm 5 lĩnh vực:
Cuộc tranh cãi mới đây trong khối ASEAN về tranh chấp tại Biển Đông cho thấy sự chia rẽ nội khối, ảnh hưởng đến tầm nhìn chung của khối. Tuy nhiên, bản thân quan hệ ASEAN – Trung Quốc cũng có những yếu tố giúp làm dịu căng thẳng Biển Đông, từ đó góp phần thúc đẩy xây dựng một ASEAN thống nhất và đoàn kết.
Tiếp theo những diễn biến căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại biển Hoa Đông xung quanh tranh chấp Điếu Ngư (Senkaku), “Thời báo Hoàn cầu” cho rằng Bắc Kinh đã không còn đường lùi và cần chuẩn bị cho trận hải chiến.
Ngày 21/8, Mỹ-Nhật bắt đầu tiến hành cuộc tập trận chung bảo vệ đảo kéo dài 37 ngày. Theo Thiếu tướng TQ La Viện, hành động này của Mỹ đang “đổ thêm dầu vào ngọn lửa ở biển Hoa Đông”; hàng loạt dấu hiệu cho thấy trong quá trình “trở lại châu Á”, Mỹ luôn tìm cách kiềm chế Trung Quốc, ý đồ liên thủ với Nhật Bản và Hàn Quốc xây dựng một tiểu NATO ở châu Á ngày càng rõ nét.
Trong một bài viết mới đây được trang tin “Đa chiều” phiên bản tiếng Trung của Mỹ trích dẫn, Giáo sư kinh tế Patrick Chovanec cho rằng dù Đảng Dân chủ tiếp tục nắm quyền hay Đảng Cộng hòa đổi ngôi thành công đều phải thận trọng đối với nhiều vấn đề liên quan tới Trung Quốc.
Báo điện tử "Liên hợp Buổi sáng" của Xinhgapo mới đây đăng bài của nhà bình luận Lỗ Thao của Hồng Công cho biết trong văn bản ngoại giao phản đối tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề Biển Đông đưa ra ngày 3/8, Trung Quốc đã bày tỏ thái độ bất bình và cảnh giác cao độ trước sự can thiệp của Mỹ vào vấn đề Biển Đông.
Những căng thẳng tại Đông Bắc Á đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Những đảo nhỏ, hầu như không thể cư trú, đang là những điểm gây mâu thuẫn, xung đột và tạo ra tranh chấp dài hạn, cụ thể như chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư mà cả Nhật Bản và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hay như đảo Dokdo/Takeshima đang tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.
Việc tranh cãi chủ quyền quần đảo Senkaku có từ thời kỳ đầu chủ nghĩa thực dân Nhật. Theo quan điểm của Bắc Kinh, Nhật Bản đã chiếm giữ quần đảo Senkaku khi bắt đầu cuộc chiến xâm chiếm thuộc địa. Bắc Kinh lại cho rằng quần đảo này xuất hiện trên bản đồ Trung Quốc từ thế kỷ 16.