Nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao In-đô-nê-xi-a Marty Natalegawa đã bày tỏ sự lạc quan rằng một Bộ quy tắc ứng xử tại khu vực để điều chỉnh hành vi tại Biển Đông sẽ hoàn tất vào cuối năm nay. Để làm điều đó, ông đã đánh tiếng với ASEAN để tổ chức này tiến tới giai đoạn mới, chủ động hơn để giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông bằng cách thúc đẩy việc thông qua sớm Bộ quy tắc ứng xử (COC) từ lâu đã dậm chân tại chỗ. Sự tin tưởng của ông Natalegawa đã đảm bảo thành công trong việc duy trì sự đồng thuận trong ASEAN đối với Tuyên bố 6 điểm về các nguyên tắc tại Biển Đông hồi cuối tháng 7 sau khi ASEAN thất bại vì không đưa ra được Tuyên bố chung trong khuôn khổ hội nghị thường niên của nhóm vừa diễn ra tại Phnom Penh.

Tuyên bố 6 điểm đã che lấp được rạn nứt trong khối ASEAN giữa các thành viên là các bên tranh chấp tại Biển Đông và Chủ tịch ASEAN-nước đã từ chối tìm kiếm một lập trường thỏa hiệp giữa các bên, dẫn đến việc lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm hoạt động ASEAN không ra được tuyên bố chung. Cam-pu-chia cần tập trung sửa chữa những rạn nứt trong ASEAn để nước này có thể tiến hành thành công kỳ họp Thượng đỉnh sẽ diễn ra vào hồi tháng 11 tới.

Với việc thúc đẩy sớm đạt được một Bộ quy tắc ứng xử (COC), ASEAN cũng đang sửa chữa bất đồng về tranh chấp lãnh thổ giữa một số thành viên ASEAN và Trung Quốc-cường quốc đang nổi lên tại khu vực. Điều này gợi nhắc Trung Quốc cần có hành động hợp tác hơn. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, nhân chuyến thăm Gia-các-ta vào ngày 10/8 vừa qua, đã hứa xây dựng lòng tin lẫn nhau để sớm thông qua được CoC.

Mặc dù có lập trường chung, ASEAN vẫn cần tìm lại sự thông nhất để khẳng định hướng đi của tổ chức. “ASEAN chỉ đóng vai trò trung tâm trong khu vực nếu bản thân ASEAN thống nhất và cố kết,” ông Natalegawa cho biết ý kiến. Thống nhất là quyết định đối với ASEAN để thực hiện mục tiêu lớn hơn của Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 bởi ASEAN thống nhất là cần thiết để khẳng định vai trò trung tâm trong một kiến trúc kinh tế và an ninh Đông Á đang phát triển.

Ba mối bận tâm của ASEAN

Tuy nhiên, ASEAN không phải là không có những khó khăn bởi khu vực hiện nay đang bước vào giai đoạn bất ổn lớn. Thời kỳ Phnom Penh làm nảy sinh ba mối bận tâm.

Từ lâu kể từ khi mở rộng ASEAN với 10 thành viên vào cuối thập kỷ 1990, ASEAN là tổ chức có cả các quốc gia ít phát triển hơn. Một bên là hạt nhân ASEAN bao gồm năm (5) nước thành viên sáng lập là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Xinh-ga-po và Phi-líp-pin và sau đó là Bru-nây gia nhập vào năm 1984. Bên còn lại được gọi là các nước vòng ngoài của ASEAN, bao gồm 4 quốc gia Đông Nam Á khác, trước kia nằm ở ngoại vi của ASEAN-trong đó có một số nước có ý thức hệ đối lập-họ đã tham gia ASEAn sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Các nước này được gọi chung thành CLMV (Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma và Việt Nam).

Việc nhóm CLMV gia nhập ASEAN xuất phát từ tầm nhìn của các nước sáng lập nhằm hướng tới một Đông Nam Á thống nhất. Tuy nhiên, một vài quốc gia đã từng quan ngại về việc mở rộng quá nhanh. Liệu các nước CLMV, chủ yếu là các nước XHCN hoặc tập trung trung ương, có thể thích ứng với các chuẩn mực, văn hóa chính trị và các giá trị của các nước ASEAN hạt nhân hay không? Nhưng các nhà theo trường phái thống nhất khu vực đã thuyết phục và chiến thắng.

Thật vậy, trong thập kỷ tiếp theo, một ASEAN mở rộng đã thể hiện dấu ấn ở khu vực rộng hơn, thể hiện qua nhiều sáng kiến như ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc). Một Đông Nam Á thống nhất như vậy đã phát triển một lòng tin để ASEAN có thể tiếp tục chiến lược ngoại giao đầy tham vọng là trở thành nhân tố trung tâm trong một kiến trúc khu vực rộng lớn hơn, đó là Thượng đỉnh Đông Á.

Còn nhiều khó khăn đang chờ

Tuy nhiên, việc mở rộng này kéo theo những khó khăn. Thứ nhất, việc My-an-ma gia nhập, điều này đã từng khiến các đối tác phương Tây của ASEAN tức giận, khiến ASEAN phải trả giá ít nhiều. Nhưng lợi ích về ngoại giao là một My-an-ma đang cải tổ, mặc dù vẫn còn mong manh. Thứ hai, Cam-pu-chia đang chứng minh là một nhân tố khó khăn khác. Kể từ khi ASEAN thành lập, các thành viên đã luôn tranh cãi về nhiều tranh chấp song phương, nhưng chưa bao giờ họ sử dụng đến “chiến tranh súng đạn”. Nhưng vào năm 2008, khi Cam-pu-chia và Thái Lan đụng độ ở tranh chấp biên giới, súng đã nổ. Một hành động dễ dàng và chưa có tiền lệ khi sử dụng vũ lực, làm quay trở lại tình trạng thù địch, là một điềm xấu. Liệu còn tồn tại vấn đề sâu sắc nào khác giữa các nước hạt nhân ASEAN và các nước vòng ngoài ASEAN?

Các nước kém phát triển hơn, ban đầu gây cảm giác lo sợ, đã kéo theo nhiều thách thức mới. Một số lập luận rằng những nỗi đau lớn dầu đang được thích nghi hơn. Nhưng thất bại tại Hội nghị Phnom Pnenh khi không ra được tuyên bố chung đã phản ánh được sự chia rẽ ngày càng lớn. Không có nước ASEAN hạt nhân nào khi đóng vai trò chủ tịch lại cho phép một kỳ họp thường niên kết thúc mà không có một tuyên bố chung nào-đây là một ghi nhận quan trọng cho các quyết sách chủ chốt. Một nước ASEAN hạt nhân sẽ đưa ra ít nhiều ngôn từ có cánh của ngoại giao trong một văn bản thể hiện được mối quan tâm chung của cả khối. Việc Chủ tịch Cam-pu-chia dễ dàng gạt tuyên bố chung sang bên một lần nữa phản ánh một tồn tại sâu sắc: liệu các nước CLMV có cùng chung cam kết với ASEAN và với những gì mà ASEAN đang theo đuổi hay không?

Tiến tới Cộng đồng ASEAN vào năm 2012?

Mối quan ngại thứ hai là tác động của sự rạn nứt đối với việc thành lập Cộng đồng ASEAN 2015. Dự án này đang trên bờ thất bại. Cộng đồng ASEAN 2015 hiện giờ xoay quanh việc ai chủ trì nhóm trong 3 năm tới. Đó là Bru-nây, My-an-ma và Ma-lai-xi-a. Bru-nây và Ma-lai-xi-a là thành viên của nhóm ASEAN “dòng chính”; My-an-ma thì không. Thật vậy, My-an-ma sẽ định hướng ASEAN vào giai đoạn nhạy cảm nhất trong quá trình phát triển của nhóm. Liệu Naypyidaw (thủ đô mới của My-an-ma) có tạo ra cú sốc tiếp theo?

Mối quan ngại thứ ba là sự can thiệp ngày càng gia tăng của Trung Quốc vào quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của ASEAN. Rõ ràng, Trung Quốc đã dựa vào Phnom Penh, một đồng minh thân cận để tác động đến việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông trong tuyên bố chung của Nhóm. Việc Trung Quốc đã làm là tiếp tục sẽ khoét sâu quan ngoại trong khu vực khi mà Trung Quốc đang trỗi dậy như một cường quốc mới nổi và ngày càng can thiệp nhiều hơn. Điều đó cho thấy con đường trước mắt đối với quan hệ ASEAN-Trung Quốc vừa có những khó khăn vừa tiềm ẩn những lợi ích.

Trung Quốc đã áp đặt ý chí lên ASEAN mà không cần nhiều bài. Việc nước này làm là thì thầm vào tai của đồng minh khu vực. Do đó, Biển Đông-vốn là nguyên nhân căng thẳng-đang chứng minh là điểm nóng có nguy cơ bùng nổ với nhiều nỗi e sợ. Hiện nay ASEAN đang chèo lái con thuyền trước sóng to biển lớn.

Con đường phía trước của ASEAN

 Tuy nhiên, những nhà quan sát ASEAN nhận định rằng có những yếu tố bù lại trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc, có thể góp phần làm yên ổn khu vực Biển Đông đầy sóng gió. Đó là mối quan hệ đa chiều đang phát triển giữa tất cả các nước ASEAN và Trung Quốc, từ kinh tế xã hội tới quân sự-an ninh. Một số quốc gia hạt nhân ASEAN như Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po có kim ngạch thương mại với Trung Quốc lớn hơn nhiều với các nước ASEAN vành đai ngoài. Đồng thời, một số nước còn có hợp tác phòng thủ và an ninh lâu đời với Mỹ và các cường quốc phương  Tây.

ASEAN với tư cách là một nhóm có nhiều cam kết hợp tác kinh tế với nhiều nước trong khu vực như Úc, Nhật Bản và Ấn Độ để nhằm cân bằng với Trung Quốc. Về phần mình, Bắc Kinh đóng vai trò trong sự thống nhất và cố kết của ASEAN để đảm bảo khu vực này luôn là láng giềng thân thiện. Những nhân tố đó sẽ là cơ sở cho sự thống nhất và đoàn kết của ASEAN khi khối này phải đối mặt với những thách thức nảy sinh từ sự đối đầu giữa hai cường quốc Trung-Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương./.

Yang Razali Kassim-nghiên cứu cấp cao tại trường Quan hệ Quốc tế S.Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang và là Nghiên cứu của Viện Lowy về Chính sách quốc tế, Sydney.

Theoe  RSIS

Hương Lan (gt)