NFN/BNG Trung Quốc Tần Cương nói, hành động phi pháp của phần tử cánh hữu Nhật đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. BNG Trung Quốc đã triệu Đại sứ Nhật tại Trung Quốc để yêu cầu Nhật chấm dứt hành động làm hại chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Ngày 20/8, Truyền thông nhà nước của Trung Quốc cũng đã đồng loạt lên án Tokyo, Hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc - Tân Hoa xã đã liên tiếp có hai bài xã luận ngày 19 và 20/8 lên án những “kẻ cánh hữu” Nhật Bản đang phá hoại mối quan hệ giữa hai nước khi tìm cách lên đảo tranh chấp. Theo Tân Hoa xã, nếu tiếng nói và hành động của những “kẻ cánh hữu” ở Nhật không được kiểm soát mà còn lan rộng thì thì sự thù nghịch trên Biển Hoa Đông sẽ gia tăng làm lu mờ triển vọng gắn bó hơn trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á cũng như đe dọa sự ổn định khu vực. Theo hãng tin này thì tình cảm đau buồn ngày càng lan rộng trong công chúng Nhật Bản trước việc nước họ bị Trung Quốc vượt qua về kinh tế đã tạo điều kiện cho các nhân vật bảo thủ cổ súy cho hành động làm căng với Trung Quốc. Tân Hoa xã cũng dẫn lại các học giả Nhật cho rằng khi xã hội Nhật Bản đang bị phủ bóng đen trước xu hướng suy giảm kinh tế cũng như sự mất niềm tin thì những lời lẽ về “mối đe dọa Trung Quốc” có thể “giúp công chúng Nhật có cảm giác an ủi”. “Chính phủ Nhật nên hành động với tinh thần trách nhiệm cao và nhìn từ đại cục của mối quan hệ Trung - Nhật để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho bất kỳ tranh chấp nào,” Tân Hoa xã kêu gọi.

Còn tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc, nói Nhật nên nhận thức hậu quả hành động của họ. “Sử dụng vấn đề Điếu Ngư để gây sự và cãi nhau với Trung Quốc không chỉ gây tổn hại mối quan hệ Trung - Nhật mà còn làm tổn thương tình cảm của nhân dân Trung Quốc”.

Tờ Hoàn cầu thời báo, phụ bản của Nhân dân nhật báo, trong bài xã luận vào rạng sáng ngày 20/8, đã đe dọa Nhật Bản rằng việc Trung Quốc không muốn dùng biện pháp quân sự để giải quyết tranh chấp ‘”không có nghĩa là Trung Quốc sợ chiến tranh”. Hoàn cầu thời báo cũng đe dọa nếu Nhật tiếp tục “thế đối đầu” thì trong tương lai Trung Quốc cũng có thể bắt giữ công dân Nhật đặt chân lên đảo và trục xuất về nước. Cũng theo tờ báo này, thì ai thắng chung cuộc trong vấn đề Điếu Ngư sẽ dựa vào “sức mạnh” và sức mạnh quốc gia của Trung Quốc, một khi nước này vẫn tiếp tục phát triển như hiện nay, sẽ giúp nước này có lợi thế để buộc Nhật Bản phải lùi bước. Trước đó, Hoàn cầu thời báo cũng đã ca ngợi 14 nhà vận động cho chủ quyền của Trung Quốc bị phía Nhật Bản bắt giữ khi đang tìm cách lên đảo tranh chấp là ‘những anh hùng’ và “xứng đáng được tôn vinh” Cũng theo tờ báo này thì trong vụ việc bắt giữ rồi thả ra này Trung Quốc đã thắng lợi và đã “để cho nước Nhật phải đau buồn” vì hình ảnh quốc kỳ Trung Quốc tung bay trên đảo sẽ in đậm vào tâm trí đa số người dân Trung Quốc như là “bằng chứng về chủ quyền của Trung Quốc đối với Điếu Ngư đảo”. “Trong tương lai, Trung Quốc sẽ có thêm nhiều hành động nữa để khẳng định chủ quyền với Điếu Ngư Đảo, buộc Nhật Bản phải dần từ bỏ quyền kiểm soát của mình”. Tờ báo này cũng lưu ý rằng vụ việc Senkaku/Điếu Ngư đã giúp người dân Hán tộc trên toàn thế giới đoàn kết lại. “Những hành động bảo vệ Điếu Ngư Đảo đã đánh thức sợi dây liên hệ dân tộc ở hai bờ eo biển Đài Loan. Trong những ngày qua, Điếu Ngư Đảo đã trở thành trung tâm mà tấm lòng tất cả những người Hoa, trong nước cũng như ở hải ngoại, hướng về” bài xã luận viết.

Nhật báo tiếng Anh China Daily cho rằng việc tung cờ Nhật trên quần đảo Điếu Ngư là sự “xúc phạm” đến chủ quyền của Trung Quốc. “Nhật Bản đang dựng lên một bức tường thành trong quan hệ với Trung Quốc và những kẻ xâm nhập Nhật Bản và chính phủ của họ dường như nhất quyết muốn đóng băng mối quan hệ Trung - Nhật,” tờ nhật báo này viết trong một bài xã luận. “Sẽ là sai lầm nếu phía Nhật nhìn nhận việc Trung Quốc dùng lý trí và kiềm chế trong các vấn đề tranh chấp Điếu Ngư Đảo là yếu ớt.”

Mạng Phượng Hoàng ngày 20/8 có bài “Thiếu tướng Quân đội Trung Quốc La Viện phát biểu, Trung Quốc nên sử dụng biện pháp cứng rắn để ngăn chặn Nhật Bản lên đảo Điếu Ngư”, trong đó, Thiếu tướng La Viện cho rằng, việc Nhân sĩ cánh tả Nhật Bản (Nhật Bản) đến đảo Điếu Ngư là việc Nhật Bản tiến thêm bước nước trong thách thức Trung Quốc. Trung Quốc nên xem xét đến việc áp dụng biện pháp cứng rắn đối với việc Nhật Bản lên đảo trong tương lai, bao gồm cả việc ngăn cản, bắt giữ và đưa vào danh sách đen. ngày 19/8, Thiếu tuớng La Viện kiến nghị có thể đặt tên cho tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là “Đảo Điếu Ngư”.

Một giáo sư khác của Đại học Quốc phòng Trung Quốc cũng cho rằng, cần phải có những hành động mạnh đáp trả Nhật Bản, trong đó có việc tàu chấp pháp của Trung Quốc phải có cách để ngăn chặn, bắt giữ tàu cá Nhật Bản, đồng thời cũng chuẩn bị những phương án tấn công đối với những thách thức quân sự từ Nhật Bản, nếu không thách thức sẽ ngày càng không thể kiểm soát.

Mạng Tân Hoa xã, Phượng Hoàng ngày 20/8 có bài “Trung Quốc biểu tình chống Nhật Bản”, cho biết: Đã có làn song biểu tình chống Nhật Bản tại hơn 10 thành phố của Trung Quốc như Bắc Kinh, Tế Nam, Thanh Đảo, Quảng Châu, Thẩm Quyến, Thái Nguyên, Hàng Châu…với quy mô khác nhau, những người biểu tình đã đốt cờ Nhật Bản, đập phá nhà hàng Nhật Bản và xô đổ xe ô tô nhãn hiệu Nhật Bản. Bắt đầu từ 9 giờ sáng ngày 19/8, tại Bắc Kinh, người biểu tình đã kéo đến trước cửa Đại sứ quán Nhật Bản và trưng các biểu ngữ chống Nhật Bản như “trả lại đảo Điếu Ngư cho Trung Quốc” “Nhật bản phải chịu tội ...”… những hoạt động biểu tình chống Nhật Bản trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc kinh đã sang ngày thứ 5. Ngoài ra tại nhiều địa phương khác như Tp Thẩm Dương - Liêu Ninh, Tp Trường Xuân - Cát Lâm, Tp Harbin - Hắc Long Giang, Tp Thành Đô - Tứ Xuyên, Tp Trịnh Châu - Hà Nam, Tp Trường Sa - Hồ Nam, Tp Quý Dương - Quý Châu…cũng đều có biểu tình chống Nhật Bản.

Tuy Tân Hoa xã có đưa tin về biểu tình nhưng bản tin thời sự của Đài Truyền hình TW Trung Quốc lại tuyệt đối không đưa tin. Trong bối cảnh Đại hội 18 đang đến gần, Trung Quốc cần duy trì ổn định xã hội, không muốn tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc quá khích, chủ nghĩa dân tộc là con dao hai lưỡi, có thể chuyển hướng chú ý dư luận và mâu thuẫn nội bộ, nhưng cũng có thể thổi bùng lên sóng gió đối với chính quyền.

Tại Đài Loan, Hiệp hội 2 bờ eo biển ĐL cũng bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với Nhật Bản. BTNG của ĐL đã triệu tập đại diện của Nhật Bản tại ĐL để phản đối Nhật Bản.

Trong khi đó, ngày 20/8, Chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản Osamu Fujimura đã bác bỏ những lời phản đối của Trung Quốc về vụ 10 người Nhật đã đổ bộ lên đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp. Trong một cuộc họp báo tại Tokyo, ông Fujimora cho biết là Trung Quốc và ĐL đã có lời phản đối, nhưng chính quyền Nhật Bản đã “giải thích quan điểm cơ bản của mình và nói thẳng là không thể chấp nhận những lời phản đối của họ vì rõ ràng là quần đảo thuộc về chủ quyền của Nhật trên phương diện lịch sử, luật quốc tế, và trong thực tế, các hòn đảo nằm dưới quyền kiểm soát thực thụ của Nhật”.Tuy nhiên, người phát ngôn hàng đầu này của chính phủ Nhật Bản cũng kêu gọi là không nên để tranh chấp về quần đảo này tác hại đến quan hệ hai bên. Ông nhấn mạnh rằng cả Tokyo lẫn Bắc Kinh đều không có lợi lộc gì trong việc để quan hệ xấu đi do vấn đề quần đảo này. Ngoài ra, ông Fujimura cũng kêu gọi Bắc Kinh bảo vệ quyền lợi của người Nhật trên đất Trung Quốc.

BNG Nhật Bản đã ra thông cáo cảnh báo kiều dân Nhật phải thận trọng khi ở Trung Quốc. Thứ trưởng BNG Nhật Bản đang lên kế hoạch thăm Bắc Kinh sớm nhất (dự kiến vào tuần sau) để bàn thảo giải quyết vấn đề phòng tránh ngăn chặn việc lên đảo tiếp tục phát sinh.

Tờ nhật báo Nhật Yomiuri Shimbun cho biết Nhật dự kiến sẽ thay Đại sứ tại Trung Quốc, Mỹ và HQ. Đại sứ Nhật tại Trung Quốc Uichiro Niwa có thể bị thay trong tháng 10 tới, sau khi kỳ họp quốc hội hiện nay kết thúc vào ngày 8/9, mặc dù theo quy định ông Uichiro vẫn còn thời hạn gần nửa năm. Theo Nhật báo Yomiuri, BNG/Nhật Bản dự kiến sắp xếp ông Shinichi Nishimiya, thứ trưởng ngoại giao phụ trách kinh tế, thay cho ông Uichiro Niwa. Ông Shinichi Nishimiya cũng đã từng là công sứ tại Sứ quán Nhật ở Trung Quốc và là Tổng Lãnh sự Nhật tại New York, Mỹ.

Mạng Nezavisymaya - 20/8: Tác giả Vladimir Skosurev viết: “Cuộc xung đột lãnh thổ giữa CHND Trung Hoa và Nhật Bản ngày càng trở nên căng thẳng. Câu hỏi đặt ra là, liệu cuộc tranh cãi này sẽ tiến triển đến đâu? Chuyên gia hàng đầu của Viện Viễn đông, VHL KH Nga, ông Yakov Beger nhận xét: “Đã 10 năm nay không có ai lên đảo này. Còn giờ đây vấn đề lại nổi lên. Ở Trung Quốc người ta bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn báo chí và các trang mạng. Các quan điểm đôi lúc mâu thuẫn với nhau. Các sỹ quan và thậm chí các vị tướng về hưu kêu gọi không lùi bước, không sợ chiến tranh. Những lập luận như thế phản ánh mong muốn của phái quân sự đòi tăng chi phí quốc phòng. Đặc biệt trong bối cảnh vào mùa thu này sẽ tổ chức Đại hội ĐCS Trung Quốc mà nhiều điều phụ thuộc vào sự kiện này”. Đồng thời, cũng theo lời của chuyên gia này, các nhà phân tích Trung Quốc tuyên bố rằng cần phải hành động một cách thận trọng, tính tới lời dậy của Đặng Tiểu Bình rằng thế hệ hiện nay ở cả hai nước không có khả năng giải quyết vấn đề về các đảo. Cần phải gác lại vấn đề cho thế hệ sau xem xét, giải quyết. Theo ý kiến của các chuyên gia này thì hành động của các thành viên tích cực không được làm xấu đi quan hệ giữa hai nhà nước.

Nhưng Tokyo đang chuẩn bị cho phương án xấu. Theo tờ báo Daily Yomiuri, người Nhật sợ rằng Trung Quốc cũng sẽ xử sự như ở Biển Đông, nơi Trung Quốc cũng có tranh chấp với VN, PLP và hàng loạt nước khác. Lúc đầu Trung Quốc đưa các tầu đánh cá vào khu vực tranh chấp, sau đó cử các tầu chiến đến dưới chiêu bài bảo vệ các tầu cá này. Tổng thư ký Nội các Nhật, ông Fudzimura nói Chính phủ Nhật cần luôn cảnh giác để Trung Quốc không thể áp dụng chiến thuật này. Vì thế Nhật dự kiến củng cố lực lượng hải quân và sẽ chế tạo nhiều tầu bảo vệ bờ biển hơn.

Nhân dân Nhật báo ngày 22/8/2012 có bài “Cơ sở pháp lý về chủ quyền không thể tranh cãi của TQ đối với đảo Điếu Ngư”, nội dung chính như sau:

Ngày 21/8/2012, Giáo Sư Khoa Nghiên cứu Quốc tế, ĐH Bắc Kinh, Liang Yunxiang, đã đưa ra cơ sở pháp lý về chủ quyền không thể tranh cãi của TQ đối với đảo Điếu Ngư trong chương trình giao lưu trực tuyến của mạng Nhân dân Nhật báo.

(1) Phe cánh tả của Nhật Bản đã tới đảo Điếu Ngư dưới cái cớ là làm lễ tưởng niệm cho những người đã thiệt mạng trong chiến tranh thế giới thứ II. Ông nghĩ thế nào về cớ này? Tại sao họ không tiến hành hoạt động ra đảo trực tiếp?

Liang Yunxiang: Chính phủ NB không cho phép người Nhật được đến Đảo Điếu Ngư tùy tiện bởi họ phải tìm được cớ. Gần đây, nhiều xung đột đang nổi lên về đảo Điếu Ngư và điều này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người dân Nhật Bản. Lần này, các nhà hoạt động Nhật đã lên đảo Điếu Ngư là nhằm vào việc lên đảo Điếu Ngư của các nhà hoạt động TQ dưới cái cớ là thực hiện lễ tưởng niệm đối với những người đã thiệt mạng do bị máy bay Mỹ ném bom vào tháng 7/1945, và đây là một thực tế lịch sử.

(2) Theo các báo cáo, Mỹ và Nhật sẽ tiến hành tập trận quân sự chung nhằm chiếm đóng và bảo vệ đảo Điếu Ngư. Ông bình luận thế nào về vụ tập trận này?

Liang Yunxiang: Thực tế Mỹ và Nhật thường xuyên tiến hành tập trận bao gồm cả các hoạt động liên quan tới các đảo. Mặc dù Mỹ - Nhật tuyên bố cuộc tập trận lần này không liên quan tới vấn đề đảo Điếu Ngư nhưng rõ ràng đây là sự nói dối. Trong giai đoạn nhạy cảm như hiện nay, cuộc tập trận lần này hiển nhiên là nhằm vào TQ.

(3) Theo các báo cáo, NB phản đối đại diện chính thức của ĐS TQ tại NB ông Cheng Yonghua, khi nói rằng các nhà hoạt động TQ là những người đầu tiên lên đảo Điếu Ngư. Tuy nhiên, đồng thời NB lại không nhất trí về việc các nhà hoạt động NB lên đảo Điếu Ngư. Chúng ta nên hiểu tuyên bố này của NB như thế nào?

Liang Yunxiang: Tuyên bố này đã làm rõ quan điểm của Nhật. Một mặt, Nhật nhấn mạnh chủ quyền đối với đảo Điếu Ngư vì vậy sự đại diện của TQ là không thể chấp nhận được với Nhật. Khi các nhà hoạt động TQ lên đảo Điếu Ngư trước, việc NB lên đảo Điếu Ngư chỉ là hành động phản ứng sự việc này. Mặt khác, chính phủ NB không đánh giá cao việc lên đảo của các nhà hoạt động NB bởi đây chỉ là hành động dân sự chưa được phép của chính phủ NB.

Hành động của chính phủ Nhật cho thấy tuyên bố chủ quyền của Nhật đối với đảo Điếu Ngư nhưng đồng thời Nhật cũng không muốn hành động dân sự đó kích động TQ quá mức và làm tổn hại quan hệ Trung – Nhật./.

* Nhật báo Quang Minh" Trung Quốc, Tân Hoa Xã ngày 22/8/2012 đã đưa tin về “ Bản đồ Nhật xuất bản cách đây 100 năm chứng tỏ đảo Điếu Ngư là lãnh thổ của Trung Quốc”

Mới đây, ông Trịnh Hải Lân, học giả từng học tập và nghiên cứu tại Nhật Bản cho biết:

- Trong thời gian lưu học tại Nhật, ông đã mua một tấm " Đại Nhật Bản toàn đồ" xuất bản năm 1876, trên bản đồ không bao gồm đảo Điếu Ngư và các hòn đảo xung quanh, điều này chứng tỏ đảo Điếu Ngư và các hòn đảo phụ cận thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

- "Đại Nhật Bản toàn đồ" do Cục Tham mưu Lục quân thời Nhật Bản Minh trị năm thứ 9 ( 1876) vẽ và xuất bản, dài 1,31 mét, rộng 1,16 mét.

- Đảo Điếu Ngư và các hòn đảo xung quanh không xuất hiện trên bản đồ này. Luật Quốc tế cho rằng, bản đồ chính thức của một nước có hiệu lực Luật Quốc tế về chủ quyền lãnh thổ. Bản đồ này chứng minh, đảo Điếu Ngư và các hòn đảo xung quanh từ trước đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc, tuyệt đối không phải là "lãnh thổ vốn có của Nhật"./.

Lê Sơn (gt)