Những lãnh thổ đang tranh chấp không có liên quan tới đầu tư và thương mại giữa Trung – Nhật – Hàn, vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế châu Á. Liệu quan hệ giữa các nước này có không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự trở lại châu Á của Mỹ và sự cạnh tranh ngày càng tăng với Trung Quốc hay không.

Tuy nhiên, nếu căng thẳng tiếp tục và gia tăng thì sẽ có nhiều hệ lụy đối với an ninh và hợp tác kinh tế khu vực. Những căng thẳng diễn ra xung quanh lễ kỷ niệm kết thúc chiến tranh Thái Bình Dương đã khiến quan hệ giữa Nhật Bản và các nước láng giềng đang có nhiều khác biệt sâu sắc. Do đó, các nước Đông Bắc Á cần bình tĩnh. Tuy nhiên, các nền chính trị nội bộ cũng đang đóng vai trò lớn hơn với việc lãnh đạo các quốc gia này đang cần tìm kiếm sự ủng hộ và các tuyên bố mang tính chủ nghĩa dân tộc sẽ khó tạo ra các nguyên tắc.

(1) Căng thẳng đang leo thang

Các biện pháp trả đũa đã thực sự làm căng thẳng leo thang trong tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngay sau khi các nhà hoạt động Trung Quốc lên đảo Điếu ngư và bị bắt, các nhà dân túy đảng cánh tả Nhật đã phản ứng bằng cách treo cờ trên các đảo mà Nhật Bản nắm giữ. Điều này sau đó đã châm ngòi cho các sự kiện xuống đường biểu tình tại một số thành phố của Trung Quốc và những người biểu tình tẩy chay tiêu dùng hàng Nhật và các ô tô sản xuất của Nhật. Nhớ lại năm 2005 khi những người biểu tình chống Nhật đã trở thành bạo động và gây ra tổn thất trên diện rộng.

Điều này cũng không giúp ích gì khi Nội các Nhật lại lần nữa thăm khu đền gây tranh cãi Yasukuni, để tưởng nhớ những binh lính Nhật đã ngã xuống trong thế chiến thứ 2. Thủ Tướng Nhật Yoshihiko Noda tuy không tán thành nhưng cũng không thể ngăn được chuyến viếng thăm này. Nếu xét tới cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào tháng 8/2013, Đảng Dân chủ Nhật Bản đang ở thế yếu và rạn nứt hiện nay sẽ gặp khó khăn trong việc kiềm chế những nhà dân tộc cánh tả.

Đối với Hàn Quốc, chuyến thăm chưa có tiền lệ của Tổng Thống HQ Lee Myung Bak tới đảo tranh chấp cũng thực sự làm tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Tokyo đã phản ứng lại bằng cách triệu hồi ĐS và hủy chuyến thăm của Bộ trưởng Tài chính Nhật tới Seoul.

(2) Đàm phán thương mại có thể bị trì hoãn.

Chỉ trong tháng 5/2012, chính phủ ba nước Trung – Nhật – Hàn đã ký vào hiệp định đầu tư để bắt đầu khởi động đàm phán FTA. Tuy nhiên, có thể những căng thẳng hiện nay sẽ trì hoãn những nỗ lực này.

Thay vì quan hệ ba bên, Bắc Kinh và Seoul có thể tìm thấy nhiều điểm chung hơn với nhiều vấn đề về lịch sử và lãnh thổ củng cố thêm cho sự phụ thuộc kinh tế chặt chẽ hơn với hai bên. Khi hợp tác Đông Bắc Á yếu đi trong những năm gần đây thì chính ASEAN lại đi đầu trong nỗ lực xây dựng khu vực.

Tuy nhiên, hiện nay, những tranh chấp đảo tương tự như vậy tại biển Đông đang nổi lên giữa một số nước ASEAN và Trung Quốc. Vụ bế tắc trong tranh chấp giữa Trung Quốc – Philippines đối với đảo Hoàng Nham/Scarborough đã kéo dài sang tận tháng 7 và cuộc họp cấp BTNG ASEAN tại Phnom Penh đã bị sa lầy về vấn đề này. Câu hỏi đặt ra đối với sự đoàn kết của khối ngày càng tăng và ASEAN phải chứng minh rằng khối này có giữ được vai trò trung tâm không.

Trong khi đó, Mỹ không phải là bên tuyên bố chủ quyền đối với bất kỳ đảo nào trong khu vực nhưng lại cũng có nhiều ảnh hưởng do chính sách quay trở lại khu vực của chính quyền Obama.

(3) Các liên minh tam giác

Một số nhà phân tích đang dự báo rằng Seoul và Tokyo, những đồng minh hiệp ước của Mỹ sẽ có thể có quan hệ chặt chẽ hơn. Nhưng những sự kiện diễn ra hiện nay khiến cho các tam giác quan hệ này trở nên khó khăn hơn.

Nếu quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc xấu đi, sự hiện diện của Mỹ tại châu Á có thể cần thêm các trụ cột mới hỗ trợ. Vì những lý do này, Bắc Kinh đang được một số nước xem xét để dành cơ hội phát triển các liên minh chiến lược.

Trong khi đang tranh luận về việc ai được lợi thì nạn nhân đầu tiên của những căng thẳng tại châu Á lại chính là toàn thể cộng đồng châu Á. Khi các cuộc gặp thượng đỉnh và liên chính phủ sắp diễn ra trong những tháng tới, sẽ vẫn còn câu hỏi là liệu nước nào có thể lãnh đạo và góp phần hữu ích đối với chủ nghĩa dân tộc châu Á.

Trong khi toàn thế giới đang quan ngại về tình hình khu vực đồng euro, kinh tế Mỹ ốm yếu và hy vọng về khu vực châu Á có thể duy trì ổn định và tăng trưởng thì những sự kiện gần đây đang nhắc chúng ta về sự bất ổn, mong manh và nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Cuối cùng, nhiều nước tại châu Á cần phải nghĩ về khu vực hơn là giương cao ngọn cờ dân tộc đối với các đảo và khiến cho những khác biệt ngày càng kéo dài và mạnh mẽ hơn./.

Tác giả Simon Tay, Chủ tịch Viện các vấn đề Quốc tế Singapo kiêm giảng viên khoa Luật, ĐH Quốc gia Singapo.

Theo Todayonline (ngày 22/8)

Hương Trà (gt)