-(VNN 9/8) TQ là mục tiêu trong kế hoạch chiến tranh của Mỹ: Chính phủ Mỹ có thể phủ nhận điều này song cựu lãnh đạo tình báo của Tổngthống Barack Obama đã xác nhận Trung Quốc là một mục tiêu chính trong kế hoạchchiến tranh lớn của Washington; (Mofa 9/8) Thông báo tại cuộc họp báo thường kỳ lần thứ 10 năm 2012 của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao -(Gd 9/8) Biển Đông sẽ lên bàn nghị sự chuyến đi Indonesia...
-(Eurasia Review 8/8) Yongxing Island: China’s Diego Garcia In South China Sea? It is possible that China, taking advantage of the situation, is looking at an ‘island hopping’ strategy to strengthen its claims and presence in the region. -(Atimes 8/8) China bares claws in maritime dispute: Recent moves by China to bolster its maritime claims have brought the first element into sharp relief, while...
Ngay sau thông cáo của Mỹ về vấn đề Biển Đông, báo chính Trung Quốc đã liên tiếp đăng bài, dẫn lời các chuyên gia, học giả nhằm phản ứng lại thông cáo này.
Nếu việc xây dựng hệ thống đường sắt xuyên quốc gia qua ba nước là Trung Quốc, Cưrơgưxtan và Udơbêkixtan được thực hiện, thì đây sẽ là dấu chấm hết cho lợi ích của Nga tại đây, và thậm chí còn đe dọa an ninh của Nga.
Theo Mạng tin tình báo toàn cầu "Stratfor" của Mỹ, mặc dù 6 tháng cuối năm 2012 thế giới sẽ không có những thay đổi lớn, nhưng một số vấn đề đang nổi lên như cuộc khủng hoảng châu Âu, cuộc xung đột Xyri và đấu tranh chính trị ở Trung Quốc và căng thẳng trên Biển Đông.
Trong thập kỷ qua, Hàn Quốc đã xây dựng một lực lượng hải quân mạnh, độc lập và có thể vươn tới các vùng biển xa hơn. Tham vọng và khả năng hoạt động vươn xa và độc lập với đồng minh Mỹ của Hàn Quốc đã phản ánh sự thay đổi địa chính trị sâu sắc tại khu vực.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc và thực lực của Mỹ tương đối suy yếu sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cho vấn đề an ninh khu vực Đông Bắc Á gay gắt thêm. Để giảm đi những nhân tố không xác định, bảo đảm chắc chắn hòa bình khu vực, việc xây dựng cơ chế hợp tác an ninh ở khu vực Đông Bắc Á có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Lối hành xử thô bạo trong vấn đề chủ quyền biển đang dẫn dắt Trung Quốc đi hết sai lầm này đến sai lầm khác. Sai lầm lớn nhất là can dự “trắng trợn” thông qua nước chủ nhà Campuchia tại AMM tháng 7 vừa rồi. Một chiến thắng quá đắt của Trung Quốc, kẻ hưởng lợi lớn ở đây không ai khác là Mỹ.
Trung Quốc phản đối tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ về Biển Đông, xây nhà trọ giá rẻ ở 'Tam Sa' và đưa 23.000 tàu cá ra Biển Đông; Hội Nghề cá Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; Philippines mời thầu ba lô dầu khí; Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết và Bộ Ngoại giao ra tuyên bố về vấn đề Biển Đông; Nhật Bản hỗ trợ Philippines 12 tàu tuần tra.
Đứng trước sự phản đối và quan ngại của các bên yêu sách khác, Trung Quốc vẫn tỏ ra cứng rắn và không hề phủ nhận yêu sách Đường lưỡi bò tại Biển Đông. Trong khi đó, Mỹ khẳng định ủng hộ các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và quan tâm tới tự do hàng hải.