Năm 2016, phần của TQ trong nền kinh tế thế giới sẽ lớn hơn Mỹ tính theo sức mua (PPP). Đó sẽ là một tiến bộ rung chuyển. Năm 1980 khi Mỹ chiếm 25% GDP thế giới, TQ mới chỉ 2.2%. Vậy mà, sau 30 năm lớn mạnh trong vị trí địa chính trị của mình, người TQ đã dường như sắp đánh mất nó đúng khi cần điều đó nhất.

Các nhà lãnh đạo TQ sẽ thật ngây thơ và ngu ngốc nếu chỉ trông vào sự lớn mạnh lặng lẽ và thái bình của đất nước mình để trỗi dậy trên thế giới. Một lúc nào đó, Mỹ sẽ tỉnh dậy từ giấc ngủ địa chính trị của mình; đã có những dấu hiệu cho thấy Mỹ đã mở một mắt để nhìn.

Tuy nhiên TQ đã bắt đầu phạm sai lầm nghiêm trọng. Sau khi Nhật chấp nhận sức ép của TQ và thả tàu TQ bị bắt giữ tháng 9/2010, TQ đã đi quá xa và đòi Nhật xin lỗi, làm cho phía Nhật ngơ ngác.

Cũng tương tự, sau khi Bắc TT nã pháo giết những thường dân vô tội Nam TT tháng 11/2010, TQ vẫn giữ im lặng. Cẩn trọng đối ứng lại, Nam TT cử đại sứ dự Lễ trao giải Nobel cho nhà hoạt động TQ về nhân quyền bị tù đày Lưu Hiểu Ba tháng 12/2010.

TQ cũng làm nhiều người Ấn Độ tức giận qua việc độc đoán không cấp visa cho những quan chức cao cấp. TTg Ôn Gia Bảo, sau đó đã giữ yên sóng gió qua những cuộc gặp với TTg Manmohan Singh, song những khiêu khích không cần thiết vẫn để lại dư âm mất lòng tin ở Ấn Độ.

Tất cả những khuyết điểm đó không là gì so với những gì TQ đã làm với ASEAN tháng 7 vừa rồi. Lần đầu trong 45 năm, AMM của ASEAN không thống nhất được tuyên bố chung, bề ngoài là vì chủ tịch ASEAN lúc đó, CPC, không muốn tuyên bố chung nói đến tranh chấp song phương ở Biển Đông. Cả thế giới, trong đó có các nước ASEAN, hiểu quan điểm của CPC là kết quả sức ép quá lớn từ TQ.

Chiến thắng của TQ phải trả giá đắt. TQ thắng trận chiến Tuyên bố chung, nhưng TQ có thể đã đánh mất 20 năm vất vả tích lũy thiện chí, kết quả của nỗ lực đó cụ thể như là Hiệp định tự do thương mại TQ-ASEAN ký tháng 11/2002.

Quan trọng hơn, những nhà lãnh đạo trước đó của TQ đã tính toán rằng một ASEAN thống nhất và mạnh mẽ là một vùng đệm có giá trị ngăn chiến lược bao vây của Mỹ. Bây giờ, với việc chia rẽ ASEAN, TQ đã cung cấp cho Mỹ cơ hội địa chính trị tốt nhất có thể có trong khu vực. Nếu Đặng Tiểu Bình còn sống, ông sẽ vô cùng lo lắng.

Có thể không công bằng khi cáo buộc nhà lãnh đạo TQ về tranh cãi trong ASEAN vừa rồi. Cũng nhiều khả năng những quan chức cấp dưới quá ganh tị đã thúc ép quan điểm cứng rắn về Biển Đông, nơi mà không nhà lãnh đạo TQ nào, nếu được chọn lựa, lại chọn phương thức làm tan vỡ Tuyên bố chung AMM. Song điều đã xảy ra bộc lộ sự yếu kém trong quyết sách của TQ.

Đường “9 đoạn” TQ đã vẽ trên Biển Đông có thể chẳng minh chứng được gì ngoài một cái cối xay đá quàng quanh cổ TQ. Không khôn ngoan gì lại kèm bản đồ đó vào một công hàm đáp lại một kiến nghị chung do Việt Nam và Malaysia trình lên UB của LHQ về Ranh giới Thềm lục địa tháng 5/2009. Đó là lần đầu tiên TQ đã gộp bản đồ đó vào một thông đạt chính thức lên LHQ và đã gây ra lo lắng ghê gớm trong một số thành viên ASEAN.

Mỹ đã không để mất cơ hội mà việc gộp bản đồ đó mang lại, đó là tại sao Mỹ, theo một cách rất bất thường, đã cố gắng thông qua Luật về Công ước Biển. Việc công khai đường “9 vạch” tại LHQ, TQ đã bước vào tình thế “được ăn cả, ngã về không”.

Trên thực tế, như nhà sử học lỗi lạc Wang Gungwu, giáo sư sử học Viễn Đông, đã chỉ ra, những tấm bản đồ đầu tiên yêu sách chủ quyền ở Biển Đông là người Nhật Bản và được TQ Quốc Dân (Đài Loan) thừa kế. Đối với trong nước, đường “9 vạch” cũng có thể gây phiền toái cho chính phủ vì phải trình cho các nhà phê bình một bằng chứng hữu dụng. Bất kỳ dụng ý thỏa hiệp nào sẽ đẩy các quan chức vào tình thế chính trị khó xử. Nói cách khác, một vài mô đá ở Biển Đông đã đẩy TQ vào tình thế giữa đá và một nơi cứng không khác gì đá.

Không còn nghi ngờ gì nữa, TQ sẽ phải tìm đường thỏa hiệp về đường “9 vạch”. Nói riêng, TQ đã bắt đầu làm như vậy. Cho dù đường đó bao phủ vùng nước Đông Bắc các đảo Natuna thuộc về Indonesia, TQ đã cho Indonesia đảm bảo vô điều kiện rằng TQ không yêu sách các đảo Natuna hay vùng đặc quyền kinh tế các đảo này.

Những đảm bảo riêng tư đó đã bình ổn quan hệ với Indonesia. Vậy tại sao không làm như vậy với các quốc gia ASEAN khác ?

Di sản của Đặng và tiền nhiệm Mao Trạch Đông rất khác nhau. Nhưng hai lãnh đạo quan trọng nhất này của Nước Cộng hòa Nhân dân đều thống nhất ở một lĩnh vực: cả hai đều cúi chịu tất cả để đạt được nhượng bộ về lãnh thổ nhằm giải quyết xung đột biên giới. Điều đó lý giải tại sao TQ rất rộng rãi với Nga, thí dụ, trong các giải pháp biên giới.

Mao và Đặng có thể làm được vì cả hai có sức mạnh lãnh đạo TQ. Thách thức đối với thế giới ngày nay là TQ đã trở thành đa cực về chính trị: không có lãnh đạo nào đủ mạnh để quyết định các nhượng bộ đơn phương và khôn ngoan.

Sẽ không có gì xảy ra ở TQ cho đến khi chuyển giao lãnh đạo hoàn thành vào tháng 11. Chính quyền mới của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường sẽ cần một thời gian để ổn định. Nhưng Mỹ đang thức dậy. Phần còn lại của thế giới năm 2016 cũng sẽ như vậy.

Câu hỏi lớn lúc đó sẽ là: Liệu, về mặt địa chính trị, TQ có hùng mạnh vào loại Số 1 như khi TQ đã ở vị trí Số 2 hay không ?

Kishore Mabubani, Hiệu trưởng Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore .

 

Theo Project Syndicate 

Mỹ Anh (gt)