Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc trong khu vực đã gây ra những tác động lớn, cả tích cực lẫn tiêu cực đối với các nước Đông Nam Á, nhất là Indonesia - quốc gia lớn nhất khu vực. Indonesia cần thể hiện vai trò chủ động hơn để làm dịu căng thẳng, xây dựng các khuôn khổ hợp tác giúp giải quyết bất đồng trong khu vực.
Để khởi động đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông có tính ràng buộc về pháp lý, gần đây Trung Quốc và ASEAN tiến hành tham vấn tại Tô Châu. Dưới đây là hai bài viết của hai tác giả là Đinh Cương và Ngô Sỹ Tồn về quan điểm và sự cần thiết của Trung Quốc trong việc đạt được COC.
Hội thảo ASEAN và Biển Đông tại Campuchia; Trung Quốc muốn cùng Mỹ chia sẻ lợi ích ở châu Á-Thái Bình Dương; Philippines tập trung vào vụ kiện Trung Quốc và tập trận đổ bộ với Mỹ gần Biển Đông; Mỹ không lập căn cứ quân sự tại Philippines; Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc phòng; Nhật Bản - Thái Lan thảo luận về tình hình Biển Đông
Theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, việc tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN không những là chìa khóa giúp mở rộng hơn nữa quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và tổ chức khu vực này mà còn để giải quyết bất đồng giữa các quốc gia trong khu vực.
Hoạt động khai thác và sản xuất ngoài khơi (offshore E&P) ở Biển Đông đang phát triển, nhờ vào tiềm năng dầu khí ở các vùng biển sâu trong khu vực và nhu cầu năng lượng tăng cao của Châu Á. Tuy nhiên, Biển Đông cũng mang lại nhiều thách thức chủ yếu dưới dạng các tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippin.
Trong số tất cả các quốc gia lục địa không có yêu sách tại Đông Nam Á, Thái Lan có vẻ là bên trung gian, hòa giải thích hợp nhất giữa một bên là các quốc gia yêu sách trong ASEAN gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và một bên là Trung Quốc.
Việt-Trung đàm phán lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển; Trung Quốc phi pháp tổ chức đám cưới tập thể tại Hoàng Sa; Nhật Bản tổ chức hội thảo an ninh biển quốc tế; Mỹ kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông và coi ASEAN là trung tâm của châu Á – Thái Bình Dương; Nga đóng hai tàu khu trục mới cho Việt Nam; Ấn Độ-Việt Nam thúc đẩy hợp tác quốc phòng
Sau 1/4 thế kỷ chiến tranh trên bộ ở Trung Đông và sự sụt giảm mạnh ngân sách hải quân của các cường quốc sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, lực lượng hải quân hiện đang được coi trọng trở lại trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh còn phương Tây thì không muốn triển khai bộ binh trong các tình huống như cuộc xung đột ở Syria.
Quá trình mở cửa nền kinh tế đang tạo điều kiện thuận lợi để Myanmar cải tổ và hiện đại hóa quân đội - một lực lượng đóng vai trò trung tâm trong đời sống chính trị-xã hội tại quốc gia Đông Nam Á này.
Mạng tin của Viện nghiên cứu Nhà quan sát (ORF) Ấn Độ đã đăng bài phân tích cho rằng Mỹ đã chính thức đưa Ấn Độ vào vị trí “đối tác gần gũi nhất” về hợp tác quốc phòng sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng hôm 27/9.