Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu

Bài viết Trung Quốc cao giọng thúc đẩy đàm phán COC của Đinh Cương cho biết, để khởi động đàm phán COC có tính ràng buộc về pháp lý, gần đây Trung Quốc và ASEAN tiến hành tham vấn tại Tô Châu, mặc dù Trung Quốc luôn nhấn mạnh đàm phán COC phải tuần tự tiệm tiến, nhưng tham vấn lần này đã được cho là tín hiệu tích cực mà Trung Quốc phát ra cho đàm phán. Những năm gần đây, do sự thúc đẩy của cả trong và ngoài, ASEAN ngày càng nhất trí, ngày càng chủ động trong vấn đề đối xử với đàm phán COC, các quốc gia ngoài khu vực như: Mỹ, Nhật nhân việc này tranh giành quyền phát ngôn trong vấn đề Biển Đông, tạo ra bầu không khí dư luận Trung Quốc không muốn đàm phán COC.

Bàn luận sôi nổi của bên ngoài đối với vấn đề đàm phán COC cũng làm hạn chế nhận thức của chúng ta về ý nghĩa của đàm phán “COC”. Một số người coi COC là cái bẫy trùm vào Trung Quốc, còn về việc khởi động đàm phán như thế nào, sau khi khởi động Trung Quốc sẽ kiểm soát như thế nào thì rất ít được đề cập tới.

Đàm phán COC cần thận trọng, nhưng vì vấn đề này không thể né tránh, chúng ta phải chủ động hơn đối với nó. Biến bị động thành chủ động luôn là vấn đề mà ngoại giao Trung Quốc gặp phải. Điều này rất bình thường. Trong quá trình Trung Quốc đi tới trung tâm vũ đài thế giới, bản thân nó chính là một quá trình từ bị động sang chủ động.

Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc không thể toàn bị người khác dắt đi. Không thể bởi do Philippines hoặc Mỹ mượn việc cổ vũ đàm phán COC để kìm kẹp Trung Quốc mà áp dụng thái độ ngăn chặn hoặc né tránh. Đàm phán COC thực ra tạo cho Trung Quốc cơ hội cực tốt để thiết lập khuôn khổ hòa bình khu vực. Chúng ta có thể dùng tầm nhìn xa hơn, rộng hơn để cư xử với đàm phán COC, đưa việc xây dựng COC vào trong lộ trình trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, chủ động thiết kế, quy hoạch khuôn khổ an ninh Biển Đông.

COC không phải là đường biên giới lãnh hải Biển Đông cần được xác định, mà là một kiểu quy tắc hành vi của Trung Quốc, ASEAN và một số nước yêu sách trong ASEAN cùng xây dựng. Trung Quốc muốn phát huy tầm ảnh hưởng trong khuôn khổ hòa bình tương lai của khu vực này thì cần phải thông qua xây dựng quy tắc nhất định để tạo dựng vị trí của mình. COC có thể có mặt chế tài Trung Quốc, nhưng một nước lớn mong muốn hơn nữa có thể trỗi dậy trong khuôn khổ quốc tế, mới có thể trở thành lực lượng hạt nhân của việc lập lại cục diện tương lai.

Giải quyết tranh chấp lãnh hải Biển Đông, Trung Quốc vẫn cần kiên trì đàm phán song phương, phản đối đa phương hóa, quốc tế hóa. Nhưng về mặt thiết lập khuôn khổ hòa bình khu vực, phải đối xử với ASEAN như là một chỉnh thể. Trước mắt, phát triển quan hệ thương mại Trung Quốc và ASEAN thuận lợi, đưa quan hệ này vươn tới việc xây dựng cơ chế chính trị và hòa bình khu vực đã trở thành tất yếu. Quá trình xây dựng và đàm phán COC tạo ra cơ hội cho việc này.

Nếu Trung Quốc và ASEAN có thể nhân đàm phán COC xây dựng cơ chế khả thi thiết thực trong lĩnh vực an ninh, quân đội nước ngoài cũng sẽ không có quá nhiều lí do để tiếp tục lưu lại khu vực này. Việc tăng cường sự tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ thu hẹp cơ hội của một số quốc gia nào đó định mượn vấn đề Biển Đông khống chế cục diện an ninh tương lai của châu Á.

Đàm phán COC đúng là có mặt gai góc, giải quyết những vấn đề gai góc này, bản thân nó chính là một quá trình tạo dựng cảm giác tín nhiệm của các nước láng giềng đối với Trung Quốc. Trung Quốc có thể cao giọng thúc đẩy tham vấn, chiếm lấy điểm cao dư luận. Báo chí và các học giả Trung Quốc phải tích cực tham gia vào việc thảo luận xây dựng cơ chế hòa bình khu vực Biển Đông, tiến hành giao lưu nhiều hơn với các bên liên quan của ASEAN và các nước yêu sách trong ASEAN, phá vỡ cục diện thiếu sự trao đổi trong vấn đề này.

Nếu ví bố cục an ninh châu Á tương lai là một cái khung nhà, vậy thì cái khung nhà này liệu có vững chắc sẽ thử thách Trung Quốc, nước hạt nhân của khu vực này liệu có niềm tin và năng lực dựng khung.

Bàn về sự cần thiết phải có những hành động thiết thực, bài viết  Những động thái thực tế hướng tới COC biển Đông, của Ngô Sỹ Tồn, Chủ tịch Viện nghiên cứu Biển Đông Quốc gia Trung Quốc cho rằng, ưu tiên hàng đầu hiện nay là các bên liên quan cần tiếp tục hợp tác biển thực tế, tăng cường niềm tin lẫn nhau và thúc đẩy đồng thuận trong khuôn khổ DOC trong khi vẫn đang đàm phán COC, điều mà sẽ tạo nền tảng cơ sở để xây dựng COC.

Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ 6 và Cuộc họp nhóm Công tác chung lần thứ 9 về thực hiện DOC Biển Đông đã kết thúc ở Tô Châu vào ngày 16/9. Trung Quốc và các nước ASEAN đã thảo luận cách thức hai bên có thể tăng cường hợp tác biển thực tế và trao đổi quan điểm thực về COC Biển Đông trong khuôn khổ DOC.

DOC là văn bản chính trị đầu tiên được ký giữa Trung Quốc và các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông. Kể từ 2002, DOC đã đóng góp lớn đối với hòa bình và ổn định tại Biển Đông và thể hiện vai trò quan trọng trong củng cố tin tưởng lẫn nhau, duy trì hòa bình và thúc đẩy hợp tác giữa các bên có liên quan. DOC cũng thể hiện thiện chí của Trung Quốc trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.

DOC đã tỏ rõ các bên liên quan cần hướng tới COC trên cơ sở đồng thuận chung. Trung Quốc đã cam kết với lời hứa này và duy trì đối thoại với các nước ASEAN về COC như một phần tiến trình thực hiện DOC. Điều này đã cho thấy rõ quyết tâm của Trung Quốc trong bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển tại Biển Đông.

Vậy làm thế nào hai bên có thể xử lý vấn đề Biển Đông trong tình hình mới? Đây là vấn đề thực tế đối với cả Trung Quốc và ASEAN và cũng là vấn đề mà tất cả các bên liên quan cần đối mặt để giải quyết tranh chấp theo cách thức phù hợp thông qua thực hiện các biện pháp thực tế hướng tới COC.

Đàm phán COC nhằm giảm xung đột tiềm ẩn tại Biển Đông. COC không phải là cơ chế giải quyết tranh chấp và không ảnh hưởng tới chủ quyền quốc gia cũng như tuyên bố đối với quyền trên biển. Thay vì đó, COC nhằm củng cố tin tưởng lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan và tạo điều kiện cho giải pháp hòa bình đối với tranh chấp dựa trên cơ sở tham vấn song phương.

Về vấn đề này, cả Trung Quốc và các nước ASEAN phải đạt đồng thuận cao. Định hướng tương lai và mục tiêu cuối cùng của COC là bảo đảm hòa bình, thúc đẩy hợp tác và tăng cường tình hữu nghị, phù hợp với DOC và nằm trong lợi ích chung của tất cả các nước cũng như nhân dân tại khu vực.

Đàm phán COC là một phần trong những nỗ lực chủ động của Trung Quốc nhằm thúc đẩy việc hình thành các quy định trên biển. Đường hướng xây dựng các quy định tại Biển Đông cần phải do các nước trong khu vực quyết định. Đàm phán COC với các nước ASEAN là hành động rất quan trọng của Trung Quốc nhằm tạo thuận lợi cho việc thiết lập các tiêu chuẩn ngoại giao về Biển Đông, thể hiện thiện chí của Trung Quốc trong tham gia hình thành và tối đa hóa các quy định này.

COC sẽ mang lại lợi ích cho các nước ven biển và hòa bình lâu dài tại khu vực. Là một nước có đường biên giới trên biển liên quan, Trung Quốc có quyền và nghĩa vụ tham gia và định hướng tiến trình hoạch định chính sách nhằm tạo ra các quy định mang lại lợi ích tốt nhất cho các nước trong khu vực.

Trung Quốc không thể bỏ qua các nghĩa vụ trong định hướng đường hướng và tốc độ COC. Trung Quốc có quan điểm riêng và quyết tâm về COC và sẽ không bị tác động bởi sự can thiệp từ bên ngoài. Trung Quốc sẽ không khuất phục trước bất kỳ các áp lực bên ngoài nào. Trung Quốc sẽ chú ý tới các lợi ích khu vực của các nước thay vì chỉ giữ quan điểm của chính mình. Đầu tháng 8/2013, Trung Quốc đã nêu 4 quan điểm về việc xây dựng COC trong đó gồm dự kiến tiến trình phát triển, đồng thuận, giảm thiểu sự can thiệp của bên ngoài.

Trung Quốc đã thể hiện rõ và quyết tâm mạnh mẽ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền trên biển. Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ chủ quyền lãnh thổ và quyền trên biển tại Biển Đông. COC là một phần nỗ lực thực hiện DOC. Ưu tiên hàng đầu hiện nay là các bên liên quan cần tiếp tục hợp tác biển thực tế, tăng cường niềm tin lẫn nhau và thúc đẩy đồng thuận trong khuôn khổ DOC trong khi vẫn đang đàm phán COC, điều mà sẽ tạo nền tảng cơ sở để xây dựng COC.

Theo Hoàn cầu Thời báo

Văn Cường (gt)