Cuộc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên Biển Hoa Đông giờ đây đã vượt lên trên câu chuyện tự hào dân tộc khi mà việc sở hữu quần đảo này đồng nghĩa với việc có quyền tiếp cận đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào quanh vùng biển đó.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang có những tranh chấp lãnh hải căng thẳng với các nước láng giềng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, tân Chủ tịch Quân uỷ TƯ Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc tập trận của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của PLA trong những tình huống phức tạp.
Với việc ông Hồ Cẩm Đào chuyển giao ngay chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương và chỉ đưa được một người do ông bảo trợ vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới, nhiều nhà quan sát cho rằng ông Giang Trạch Dân đã thắng áp đảo ông Hồ Cẩm Đào tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18.
Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt một dự luật sửa đổi của Quốc hội Mỹ, trong đó tái khẳng định Mỹ sẽ hỗ trợ quân sự Nhật Bản trong cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku hiện do Tôkiô quản lý.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton mới đây có phát ngôn khiến người nghe giật mình khi tuyên bố cần phải ngăn cản nước Nga tái xây dựng Liên Xô. Tuyên bố này đã làm chấn động cả Âu-Mỹ, bởi cụm từ “Liên Xô” khiến người ta liên tưởng tới những năm tháng Chiến tranh Lạnh và sự trở lại của một “đế quốc” hùng mạnh từng làm phương Tây mất ăn mất ngủ.
Nhiệm kỳ đầu tiên của Obama bị cản trở bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế và hai cuộc chiến tranh khó khăn, từ đó làm cạn kiệt vốn liếng chính trị của ông. Việc Obama tái đắc cử và chiến thắng của đảng Dân chủ tại Thượng viện sẽ tạo đà cho ông đạt nhiều tiến bộ trên các lĩnh vực.
Nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử diễn sắp tới, ông Shinzo Abe sẽ có cơ hội thứ hai để đạt được mục tiêu nới lỏng những hạn chế đối với quân đội trong bản Hiến pháp hòa bình hiện nay để Tôkiô có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo an ninh toàn cầu.
Sự phi lý của quy định khám xét tàu do tỉnh Hải Nam mới ban hành được ví như việc một ngày nào đó bang Hawaii của Mỹ thông qua đạo luật cho phép lực lượng cảnh sát biển lên tàu và bắt giữ các tàu thuyền nước ngoài hoạt động ở phạm vi 1.000 km (600 dặm) tính từ Honolulu.
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, hai nước Trung Quốc và Nhật Bản sẽ cùng phải gánh chịu những thiệt hại về kinh tế do các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong rất nhiều tháng nữa, ngay cả khi hai bên sớm cố gắng làm dịu những căng thẳng này.
Những ưu tiên đặc biệt về chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ, Ấn Độ và Ôxtrâylia đang hướng đến một khái niệm địa chiến lược mới - “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Điều gì ẩn đằng sau khu vực địa chiến lược này và liệu nó có ngầm ý thể hiện một sự hội tụ chiến lược giữa ba nền dân chủ nói trên?