Những báo cáo gần đây nhất về thương mại và công nghiệp chỉ ra ảnh hưởng từ xung đột yêu sách đảo giữa hai nước láng giềng châu Á sẽ trở nên nghiêm trọng.

Theo số liệu của Bộ Tài chính được Nhật Báo Yomiuri, ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm 82% trong tháng Mười so với năm trước. Tổng sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 11,6%.

Nhật Báo Telegraph Anh Quốc cho hay, quan hệ lạnh nhạt với Trung Quốc đã gia tăng thêm những rắc rối của Nhật Bản trong bối cảnh thị trường Châu Âu suy giảm. Điều này đã khiến Nhật Bản thâm hụt thương mại 4 tháng liên tiếp và đây là những số liệu tồi tệ nhất của tháng 10 trong vòng 30 năm qua.

Nguồn tin chính thức cơ quan Tân Hoa xã cho biết ngày 29/11 các nhà sản xuất ô tô lớn như Toyota, Nissan và Honda đã báo cáo sản lượng trong tháng 10 tại Trung Quốc giảm từ 44% tới 61%.

Một báo cáo của Tân Hoa xã ngày 7/12 thông tin doanh số ô tô Nhật Bản bán ra trong tháng 11 đã có lãi nhờ những chương trình khuyến mãi, tuy nhiên báo cáo cũng chỉ ra sự tụt giảm doanh thu ở mức hai con số so với những số liệu những năm trước đó.

Giảm mạnh đầu tư

Hậu quả từ căng thẳng trong tranh chấp này không chỉ ảnh hưởng riêng phía bên Nhật Bản, khi mà những các công ty liên doanh Nhật Bản tại Trung Quốc giúp tạo ra công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư Nhật Bản tại Trung Quốc duy trì ở mức 10,9% cao hơn so với mức của các năm trước đó trong 10 tháng đầu năm, nhưng đã cho đến tháng 10 thì giảm 32,4%.

Theo báo cáo chính thức bằng tiếng Anh của Nhật Báo Trung Hoa, trích lời chuyên gia của Viện Nghiên cứu Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng nguyên nhân chính gây nên sự tụt giảm này là do "những mối lo ngại về an ninh đối với các làn sóng chống Nhật và tẩy chay các thương hiệu Nhật Bản"

Theo Tổng cục Hải Quan Trung Quốc, tổng mức tăng trưởng thương mại của Trung Quốc ở mức thấp trong tháng Mười Một, bất chấp những dấu hiệu hồi phục kinh tế. Xuất khẩu hàng tháng chỉ tăng 2,9% trong khi nhập khẩu không tăng so với năm ngoái.

Những thiệt hại về kinh tế gia tăng kể từ tháng 4 khi mà Trung Quốc phản đối kế hoạch của Thị trưởng thành phố Tokyo Shintaro Ishihara nhằm mua lại quyền sở hữu hòn đảo tranh chấp từ sở hữu của một cá nhân mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Những va chạm liên quan đến quyền đánh bắt cá, tuần tra và chủ quyền đã lên đến đỉnh điểm trong tháng 9 với những làn sóng giận dữ tại Trung Quốc, điển hình là các vụ việc tấn công những ô tô mang thương hiệu Nhật Bản.

Bản tin truyển hình quốc gia Trung Quôc đã đưa tin về một cuộc tấn công mang hình ảnh hết sức tiêu cực khi một lái xe đã bị lôi ra khỏi chiếc xe thương hiệu Toyota và đã bị đánh đến ngất ngay tại trung tâm thanh phố Tây An.

Sự việc này đòi hỏi cần phải cần ngăn chặn tình trạng bạo lực, tuy nhiên nó cũng đã khiến những khách hàng tiềm năng hoang mang khi có ý định mua ô tô và hàng hoá mang thương hiệu Nhật. Và khó để có thể dự đoán được những tác động xấu này sẽ kéo dài bao lâu.

Những tiêu cực tại Nhật Bản

Thomas Bellows, giáo sư nghiên cứu khoa học chính trị tại trường đại học Texas tại thành phố San Antonio, đồng thời là biên tập tạp chí Mỹ về nghiên cứu Trung Quốc cho rằng những căng thẳng này sẽ kéo dài 6 tháng và sau đó tình hình sẽ trở nên khả quan hơn.

Trả lời trong cuộc phỏng vấn, ông Bellows cho rằng, có thể sẽ có những cố gắng nhằm làm dịu làn sóng ngoại giao sau cuộc bầu cử Quốc hội Nhật Bản vào ngày 16/12, nhất là khi mà những thay đổi về lãnh đạo cũng đang diễn ra tại Trung Quốc.

Tuy nhiên làn sóng chủ nghĩa dân tộc vẫn đang ở mức cao tại cả hai nước

"Vẫn còn nhiều tàn dư từ Chiến tranh thế giới thứ II, nhiều những vấn đề mang tính nhạy cảm, mặc dù hầu hết những người mà chúng ta đang nói đến không phải trải qua cuộc chiến này", Bellows nhận xét.

Mặc dù Trung Quốc bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục kinh tế, tuy nhiên tình thế này có thể được cho là còn tồi hơn cả Nhật Bản khi đang phải đối đầu với những ảnh hưởng từ việc tăng trưởng kinh tế âm.

Giáo sư Bellows cho rằng cho dù bất cứ đảng nào giành chiến thắng thì Nhật Bản cũng vẫn sẽ phải giải quyết những tổn thất trong thương mại với Trung Quốc. Ông nói: "Tôi cho rằng Nhật Bản cần phải tìm ra cách nào đó tiếp tục nâng cao doanh số bán ra các mặt hàng sản xuất của Nhật Bản."

Kích động quần chúng

Lowell Dttmer, giáo sư khoa học chính trị tại trường đại học California Berkeley cho rằng Trung Quốc dường như đang muốn lợi dụng tính chất dễ tổn thương lớn hơn của nền kinh tế Nhật Bản.

"Trong dài hạn, tôi cho rằng cả hai nước sẽ phải gánh chịu tổn thất, tuy nhiên trong ngắn hạn thì Nhật Bản sẽ tổn thất nhiều hơn Trung Quốc," và ông cho rằng "Lãnh đạo Trung Quốc có thể đang tính đến điều này."

Dittmer nhìn nhận vấn đề tranh chấp này như là một phần trong sự chuyển đổi mang tính lịch sử từ ý thức hệ sang chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc do sự tan rã của các nhà nước Xã hội Chủ nghĩa những năm đầu thập niên 1990 sau sự sụp đổ của bức tường Berlin. Chính từ đó Nhật Bản trở thành mục tiêu chính của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc.

Theo Dittmer, "Quần chúng nhân dân được hô hào chống Nhật Bản trong các cuộc khiêu khích mang dù là nhỏ nhất, tuy nhiên truyền thông đã đổ thêm dầu vào lửa bằng việc đưa tin các vụ việc gần đây theo chiều hướng dân tộc chủ nghĩa yêu nước ."

Tại Nhật Bản cũng xảy ra những phản ứng tương tự, tuy nhiên Dittmer tin rằng, Bắc Kinh vẫn đang kiểm soát mức độ khuấy động quần chúng trước khi đưa ra những phản hồi kiểu "ăn miếng trả miếng" đối với từng sự việc.

"Nói một cách thẳng thắn, tôi cho rằng Trung Quốc đang hoàn toàn điều khiển sự việc này", giáo sư Dittmer cho hay.

Các nước khác ngày càng lo ngại trước những tổn thất kinh tế khi có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh trên Biển Đông.

Ngày 28/11, Thứ Trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh đã trả lời trang tin Bloomberg rằng thương mại không nên được các nước sử dụng như một vũ khí để gây sức ép trong tranh chấp lãnh thổ.

Eurasia Review 

Người dịch: Tiến Thịnh