Xung quanh chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama, các quan chức Mỹ ngầm nhận định chuyến thăm này có mục đích chủ yếu là để đẩy lùi ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Theo các chuyên gia, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mianma - hầu như không gặp bất kỳ thách thức nào trong nhiều năm qua - hiện có nguy cơ bị đe dọa khi Mỹ và các nước khác tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với đất nước từng bị quốc tế cô lập này.
Đối với Mỹ, việc hạn chế tối đa những tổn thương từ nguồn cung và cơn sốc giá dầu là một vấn đề an ninh quốc gia, với Trung Quốc thì đó là chất xúc tác quan trọng cho nền kinh tế. Vì vậy, ở đâu có dầu, ở đó sẽ có sự cạnh tranh giữa 2 quốc gia này.
Chiều 21/11/2012, tại thành phố Hồ Chí Minh, sau ba ngày làm việc tích cực với 36 tham luận và 107 ý kiến thảo luận, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tư về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực” đã kết thúc thành công.
Lại một lần nữa, lợi dụng chức Chủ tịch ASEAN, Campuchia đã khoét sâu thêm sự đoàn kết vốn mong manh của khối này khi cố tình diễn giải sai ý định của các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Sau nhiều năm chứng kiến ảnh hưởng quốc tế của Nhật Bản bị xói mòn vì suy thoái kinh tế, Nhật Bản đang nỗ lực nâng cao vị thế của mình theo một cách khác, đó là tăng cường vai trò quân sự.
Để biện luận cho “Đường 9 đoạn”, các học giả chủ yếu dựa vào lập luận “lịch sử” khi cho rằng Công ước Luật biển ra đời sau “đường 9 đoạn” nên do đó không thể áp dụng Công ước đối với yêu sách “đường 9 đoạn" của Trung Quốc.
Lợi ích sống còn của Bắc Kinh tại Trung Đông là đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng. Một cuộc can thiệp quân sự vào Iran sẽ tác động đến toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung dầu của Trung Quốc. Một sự hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ cho giải pháp hòa bình Iran là điều cần thiết. Có thể Trung Quốc không mong muốn điều này, nhưng đó lại là lợi ích sống còn của nước này.
Ảnh hưởng qua lại của Trung Quốc đối với Mỹ và Nhật Bản - hai cường quốc lớn khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương - sẽ mang đầy tính bất định trong những tháng tới bởi các cuộc cải tổ nhân sự đã và đang diễn ra ở 3 cường quốc hàng đầu này.
Nhiều người hy vọng rằng ban lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ có những cân nhắc tích cực trong giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hợp tác Mỹ - Trung và một số vấn đề khác. Tuy nhiên, do nền tảng cấu trúc chính trị, kinh tế cũng như tư tưởng của nước này, rất khó trông chờ những thay đổi lớn từ ban lãnh đạo mới được bầu ra.