Ngoại trưởng ASEAN bàn về Biển Đông bên lề LHQ; ASEAN để Thái Lan dàn xếp tranh chấp Biển Đông; Trung Quốc chính thức triển khai tàu sân bay đầu tiên và đẩy nhanh hoạt động xây dựng ở "Tam Sa"; Philippines ‘dọa’ bắn máy hạ bay không người lái của Trung Quốc; Indonesia đưa ra bản dự thảo COC; Mỹ kêu gọi Trung Quốc - ASEAN thúc đẩy đối thoại Biển Đông
Trong thời gian làm Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary đã để lại nhiều dấu ấn cho riêng mình: đưa ra khái niệm “sức mạnh thông minh”, thúc đẩy mạnh mẽ chiến lực “quay trở lại châu Á” và do đó mà vai trò của Bộ Ngoại giao được phát huy mạnh mẽ.
Dư luận xã hội Trung Quốc hiện đang hình thành 2 xu hướng chính trong vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền là sử dụng vũ lực và chủ trương tuân theo luật pháp quốc tế. Với cách đặt vấn đề như vậy, bài viết đưa ra giải pháp theo hướng dung hòa giữa hai xu hướng trên.
Yếu tố địa chính trị và các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang làm căng thẳng hơn các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải trên khắp các châu lục.
Theo mạng "Time", trong bối cảnh tranh chấp Nhật-Trung về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang căng thẳng, một lực lượng quân sự hùng mạnh của Mỹ ngày 30/9 đã có mặt ở khu vực Tây Thái Bình Dương, khá gần quần đảo này. Mặc dù vậy, đây có thể chỉ là một sự trùng hợp chứ chưa phải là một tín hiệu đáng lo ngại.
Theo báo "The Indian Express", sự kiện Bắc Kinh chính thức đưa vào hoạt động chiếc tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh ngày 25/9 sẽ được ghi nhớ như một thời khắc quyết định trong lịch sử hàng hải châu Á.
Khi quan hệ ngoại giao được thiết lập giữa Nhật Bản và Trung Quốc năm 1972, không ai có thể nghĩ rằng mối quan hệ đó lại căng thẳng như hiện nay.
"Thời báo Hoàn cầu" của Trung Quốc mới đây đăng bài phân tích về mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga của Giáo sư Carlyle A. Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Ôxtrâylia, cho rằng quan hệ này chủ yếu tập trung vào các mối quan hệ song phương cùng có lợi.
Theo kế hoạch, Lầu Năm Góc sẽ triển khai loại rađa có dải sóng-X cảnh báo sớm mới và hiệu quả. Mặc dù bên ngoài ai cũng nghĩ rằng các trận địa rađa mới của Mỹ là nhằm chống lại mối đe dọa tên lửa của Bắc Triều Tiên chứ không nhằm chống lại Trung Quốc, nhưng ý đồ thực sự của Mỹ là nhằm đối phó với cả hai mối đe dọa.
Mặc dù có những ý kiến so sánh về những tranh chấp chủ quyền biển đảo tại châu Á với Bắc cực, nhưng khi xem xét kỹ thì tình hình tại châu Á và Bắc cực khác nhau rõ rệt.