Cụm từ “trỗi dậy hòa bình” đã bị thay bởi “phát triển hòa bình” do những nghi ngại của các quốc gia về ý đồ của Trung Quốc. Tuy nhiên, “trỗi dậy hòa bình” vẫn là công thức quan trọng trong giới học thuật và phương tiện truyền thông không chính thức trong và ngoài Trung Quốc. Thời gian gần đây, cụm từ “thế giới hài hòa” bắt đầu được đề cập nhằm thay thế cho “phát triển hòa bình” trong mục tiêu tạo dấu...
Giáo sư, Tiến sỹ Ramses Amer (Thụy Điển): ASEAN và Trung Quốc cần thúc đẩy cơ chế giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng cách tiến xa hơn DOC. Việc thông qua Bản hướng dẫn về việc thực hiện DOC năm 2011 là bước đi đúng đắn theo lộ trình này và quá trình đàm phàn hướng tới COC giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc là bước tiến đúng đắn tiếp theo.
Tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông đang kích thích sự can dự của Mỹ. Những yêu sách chủ quyền, nhu cầu tài nguyên đang khiến cho căng thẳng tại Biển Đông gia tăng và cánh cửa giải quyết triệt để vấn đề trở nên hẹp hơn.
Duy trì một trạng thái xung đột ở mức độ thấp mang lại sức nặng cho Trung Quốc trong đàm phán và khẳng định vai trò của quốc gia này. Bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quan điểm của Nhật Bản về điều kiện an ninh tại Đông Á (Đông Bắc Á và Đông Nam Á ), tình huống chiến lược tại Biển Đông và đánh giá sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong bối cảnh của khu vực.
Sự đi xuống của Mỹ trong vai trò "siêu cường duy nhất" của thế giới cùng việc Trung Quốc nổi lên nhanh chóng như là cường quốc nổi trội ở khu vực Đông Á đã tạo ra một thế khó cho Việt Nam. Nối lại quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN là những biểu hiện của sự khéo léo về ngoại giao của Việt Nam.
Trong bài viết trên trang Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Mỹ), Bonnie Glaser (CSIS) đánh giá rằng khả năng xảy ra xung đột vũ trang ở Biển Đông là hoàn toàn có thể. Tác giả đề cập đến 3 trường hợp Mỹ có thể bị cuốn vào cuộc xung đột đó đồng thời khuyến nghị một số biện pháp ngoại giao phòng ngừa.
Trung Quốc tăng cường khả năng chống tiếp cận - dựa trên các tên lửa chống tàu chiến, triển khai các hạm đội gồm tàu khu trục, tàu hộ vệ và tàu ngầm được trang bị hoả lực mạnh gồm các tên lửa chống tàu chiến ở các vùng biển gần - có thể tạo ra sự thay đổi luật chơi ở Biển Đông.
Mỹ đang phải đối mặt với những trở ngại tại Biển Đông. Washington cần tiến hành các hoạt động hợp tác biển song phương và với các nhóm nước đặc biệt nhằm xây dựng những mạng lưới liên minh khu vực đủ mạnh để giải quyết các vấn đề an ninh và đảm bảo lợi ích của Mỹ.
Trì hoãn là chiến lược mà Trung Quốc đã sử dụng đối với Biển Đông từ giữa những năm 90 đến nay. Bài viết sẽ đi sâu phân tích vì sao Trung Quốc lại sử dụng chiến lược này và một số kết quả mà Trung Quốc đạt được cũng như tác động như thế nào đối với khu vực
Theo mạng "Nghiên cứu toàn cầu" (Canađa), một cuộc đối đầu toàn cầu mới giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đã bắt đầu. Hiện Mỹ tránh đưa ra những tuyên bố trực tiếp về Trung Quốc, nhưng các bước thực tế nhằm hạn chế Bắc Kinh đang được thực hiện.