1.            Sự ổn định mong manh và tình thế lưỡng nan về an ninh bất đối xứng

Về bản chất, điều kiện an ninh tại Đông Á cơ bản ổn định, cho dù có một số sự kiện rắc rối xảy ra giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, bao gồm cả Nhật Bản, thì những nước liên quan sẽ cố gắng thỏa hiệp càng sớm càng tốt thông qua ngoại giao thứ yếu (low-key) (giảm thiểu hết mức ảnh hưởng của báo chí và dư luận công chúng đối với chính sách ngoại giao), trong khi tình huống vẫn nằm trong tầm kiểm soát của các chính phủ. Nhưng điều này không có nghĩa là Đông Á sẽ có sự ổn định tuyệt đối. Căng thẳng tại Đông Á sẽ dao động trong phạm vi giới hạn nào đó. Nói cách khác, an ninh Đông Á về cơ bản là ổn định, nhưng đó là sự ổn định mong manh.

Có một vài lý do mang tính bản địa trong khu vực cho điều này, tại sao điều kiện anh ninh hiện tại Đông Á về cơ bản lại mang tính ổn định, nhưng lại không thực sự chắc chắn. Đầu tiên là sự thúc đẩy hợp tác mang tính khiên cưỡng giữa Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc, các quốc gia có sự ảnh hưởng lớn. Các quốc gia này đều biết rằng không một quốc gia đơn lẻ nào trên thế giới có thể tự mình vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu đang xảy ra, vì vậy họ không thể vượt ra cuộc khủng hoảng nếu không đặt ra ưu tiên cao nhất trong việc thúc đẩy hợp tác tiền tệ với các quốc gia khác nhằm cứu vớt con tàu kinh tế Châu Âu đang chìm một cách nhanh chóng. Cả ba quốc gia này đều ở chung trên một con thuyền trước một cơn bão lớn.

Tuy nhiên, đây là tình huống “đồng sàng, dị mộng” (Same bed, different dreams). Trung Quốc có lý do khác để tư duy theo cách này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng Mỹ có sức mạnh quân sự ưu việt tại Đông Á, là điều mà Trung Quốc không thể thách thức tại thời điểm này. Tuy nhiên, tính đến sự cân bằng quyền lực mang tính cục bộ tại khu vực Đông Á thì Trung Quốc lại có khả năng sử dụng sức mạnh hải quân cho những lợi ích chiến lược và chính trị của riêng mình ở ngoại vi phía đông của nước này, vì các quốc gia Đông Á và Đài Loan rất dễ bị tổn thương đối với sức mạnh hải quân đang gia tăng của Trung Quốc hơn là đối với Mỹ.

Nhưng khả năng bùng nổ về một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng phía đông lại  mang tính rủi ro rất lớn đối với Trung Quốc vì cuộc chiến như vậy sẽ lôi kéo sự can thiệp quân sự của Mỹ, là một kịch bản mang tính phá hủy đối với những chiến lược của Trung Quốc. Sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, sức mạnh tương đối của Mỹ đang bị suy giảm trong bối cảnh toàn cầu, nhưng lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc lại không thích mạo hiểm.

Vì vậy Trung Quốc sẽ không dám thực hiện bất kỳ một hành động quân sự lớn nào nhằm chống lại các quốc gia láng giềng của mình, thậm chí những va chạm thường xuyên về vấn đề lãnh thổ với láng giềng như Việt Nam, Philippin và Nhật Bản, chống lại Trung Quốc, nhưng cho đến hiện tại Trung Quốc chỉ biểu dương sức mạnh quân sự của mình.

Trái với hầu hết điểm bất lợi mang tính tuyệt đối của Trung Quốc về phạm vi quân sự, Trung Quốc lại có ưu điểm mang tính tương đối về phạm vi kinh tế ( như đất hiếm và nguồn nước). Khả năng về việc Trung Quốc mở rộng lợi thế phi quân sự chỉ khi xung đột quân sự ở mức độ đủ thấp đối với các quốc gia có liên quan để gia tăng sự phụ thuộc về kinh tế đối với Trung Quốc.

Chỉ khi căng thẳng ở mức độ thấp, cho dù khá rụt rè, họ sẽ theo đuổi một chính sách, chủ yếu xuất phát từ những lý do trong nước mà đặt ra ưu tiên cao hơn đối với những lợi ích kinh tế cụ thể/đã được xác định trong tương lai gần bằng sự hy sinh về rủi ro chiến lược chưa chắc chắn/còn mơ hồ trong tương lai xa. Tuy nhiên, một cách mỉa mai, nếu tình huống an ninh/chiến lược tại Đông Á  hoàn toàn toàn không mang tính đối đầu thì sức đàm phán của Trung Quốc lại không được cao.

Nếu và chỉ nếu có  mức độ nào đó về sự căng thẳng trong khu vực, thì nền kinh tế và vũ khí phi quân sự khác của Trung Quốc mới phát huy hiệu quả. Đối với Trung Quốc, căng thẳng ở mức độ nào đó lại hữu ích.

Sức mạnh của Trung Quốc hiện tại mang tính điều kiện, vì nước này này cần giữ một nhịp độ thấp để đạt được vị thế chiến lược có lợi hơn, bởi vì ở nhịp độ quá vội vàng sẽ dẫn đến rủi ro đối với Trung Quốc vì điều đó sẽ gây ra các phản ứng dữ dội hay tạo ra liên minh chống Trung Quốc từ các quốc gia Đông Á. Có thể họ sẽ miễn cưỡng quyết định hy sinh lợi ích kinh tế của chính mình khi  họ nhìn thấy một con rồng hung dữ to lớn với bộ nanh vuốt đang lao về phía mình. Nếu nhịp độ đủ thấp, Trung Quốc có thể sử dụng thủ đoạn “chia để trị” đối với các quốc gia Đông Á (và với Mỹ) thông qua đàm phán ngoại giao.

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây

GS. Ryo ASANO, Đại học Doshisha, Nhật Bản

Trần Quang (dịch)

Thái Giang (hiệu đính)

Bản gốc tiếng Anh  Security Conditions of East Asia - Rising China and Maritime Security in the South China Sea