- Trường hợp có khả năng xảy ra và nguy hiểm nhất là xung đột phát sinh từ hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực đặc quyền kinh tế của Trung Quốc (EEZ). Mỹ cho rằng UNCLOS cho phép các nước tiến hành các hoạt động quân sự trong vùng EEZ mà không cần phải có sự đồng ý của nước ven biển đó. Còn Trung Quốc cho rằng các hoạt động trinh sát tiến hành không có sự thông báo và chấp thuận của Trung Quốc là vi phạm luật pháp Trung Quốc và luật pháp quốc tế. Trong những năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên ngăn chặn máy bay trinh sát của Mỹ trong vùng EEZ như giữa máy bay trinh sát Mỹ và máy bay chiến đấu của Trung Quốc năm 2001, tàu chiến Trung Quốc quấy rối tàu tuần dương của Mỹ năm 2009. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều tàu của Trung Quốc hoạt động trong vùng biển Đông, khả năng xảy ra va chạm với Trung Quốc ngày càng tăng cao.

- Trường hợp thứ hai liên quan đến xung đột giữa Trung Quốc và Phi-líp-pin, đặc biệt là tranh chấp liên quan đến bãi Cỏ Rong, 80 dặm từ bờ biển của Phi-líp-pin mà cả hai bên đều nhận có chủ quyền. Phi-líp-pin hiện đang hợp tác với nước ngoài tiến hành các hoạt động thăm dò và khoan dầu khí ở khu vực này và trong trường hợp Trung Quốc quyết định can thiệp sẽ dẫn đến tranh chấp giữa Trung Quốc và Phi-líp-pin. Mỹ có thể bị cuốn vào cuộc tranh chấp này vì Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951. Mặc dù Mỹ không nói rõ khả năng can thiệp của Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Phi-líp-pin và Trung Quốc, Phi-líp-pin đã nói rằng trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang với Trung Quốc, Phi-líp-pin mong muốn có sự hỗ trợ của Mỹ theo Hiệp định này.

- Trường hợp thứ ba là xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc. Mặc dù khả năng Mỹ bị cuốn vào xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc thấp hơn so với Phi-líp-pin, tuy nhiên trong trường hợp Trung Quốc gây hấn, Mỹ có thể quyết định điều tàu hải quân đến khu vực và Việt Nam có thể đề nghị Mỹ trợ giúp. Nếu Trung Quốc tấn công vào các tàu chở dầu hoặc giàn khoan của các công ty Mỹ đang khai thác dầu ở khu vực biển Đông, khả năng Mỹ tham gia vào xung đột sẽ càng cao hơn.

Các biện pháp ngoại giao phòng ngừa khả năng xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, cụ thể là:

- Hỗ trợ xây dựng các biện pháp giảm nguy cơ xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc thông qua việc thiết lập các cơ chế thông tin giữa hai bên.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nước trong khu vực để có thể nâng cao khả năng phòng thủ của các nước và qua đó răn đe Trung Quốc không có những hành động quá khích.

- Khuyến khích việc giải quyết các tranh chấp thông qua Tòa án Quốc tế, Tòa án Luật Biển hoặc thông qua bên thứ ba khác.

- Thúc đẩy các biện pháp giảm thiểu nguy cơ xung đột ở cấp độ khu vực như việc tuân thủ DOC, thúc đẩy các cơ chế khu vực về an ninh biển.

- Khuyến khích cùng phát triển/ hợp tác đa phương trong lĩnh vực khai thác dầu khí, tài nguyên biển...

- Làm rõ những cam kết của Mỹ, tránh tạo cơ hội khuyến khích các nước có những hành động đối đầu.

Các khuyến nghị đối với chính quyền Mỹ để ngăn chặn khả năng xung đột và giảm hậu quả nếu xung đột xảy ra:

Một là, Mỹ cần phê chuẩn UNCLOS. Mặc dù Mỹ tự nguyện tuân thủ các nguyên tác của UNCLOS và đã cam kết sẽ phê chuẩn nhưng việc Mỹ chưa phê chuẩn UNCLOS làm cho các nước khác nghi ngờ là Mỹ sẽ chỉ tuân thủ các công ước quốc tế nếu phù hợp với lợi ích quốc gia. Hai là, các nước có lợi ích ở Biển Đông cần sử dụng các biện pháp và quy trình đảm bảo an toàn để giảm thiểu sự bất ổn và tăng cường thông tin liên lạc trong trường hợp có sự cố xảy ra. Các nước có thể thông qua một quy trình chuẩn cần phải tuân thủ để giảm thiểu khả năng xung đột bùng phát. Ba là, Mỹ cần khuyến khích với các biện pháp giảm thiểu nguy cơ và xây dựng lòng tin giữa các nước. Mỹ cần nêu rõ sự ủng hộ của Mỹ đối với việc thực hiện DOC và tiến tới COC. Bốn là, thiết lập cơ chế đối thoại mới trong khu vực như Diễn đàn Biên phòng biển, trung tâm chia sẻ thông tin, ủy ban điều phối hoạt động đánh cá.. để tạo cơ hội cho việc tăng cường thông tin và điều phối chung. Năm là, Mỹ cần xem xét lại các hoạt động trinh sát trong không trung cũng như trên biển ở gần khu vực lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, giảm tần xuất hoặc tiến hành các hoạt động ở khu vực ngoài khơi cách xa vùng lãnh hải của Trung Quốc hơn. Sáu là, cần tăng cường hiệu quả của Thỏa thuận tham vấn về các vấn đề quân sự trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc; Mỹ và Trung Quốc cần thống nhất về những quy tắc an toàn để giảm thiểu khả năng sảy ra xung đột trong tương lai; có thể nghiên cứu xây dựng thỏa thuận về "giải quyết các vụ việc trên biển". Bảy là, Mỹ cần phải nói rõ trong các cuộc đối thoại giữa Phi-líp-pin và Việt Nam về trách nhiệm và cam kết của Mỹ cũng như giới hạn của khả năng can thiệp của Mỹ trong các tranh chấp trong tương lai để tránh việc các nước trong khu vực được khuyến khích đứng lên đối đấu với Trung Quốc./.

Theo Cfr

Viết Tuấn (gt)