Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và các quan chức còn lại trong Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nắm giữ các chức vụ cấp cao nhất được một năm. So với những người tiền nhiệm nhiệm kỳ của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường bắt đầu trong một bối cảnh thuận lợi hơn nhiều cho việc củng cố quyền lực.
Một sĩ quan cấp cao của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hồi tuần trước đã vạch ra chi tiết kế hoạch thiết lập quyền kiểm soát trên không và trên biển của Trung Quốc tại Biển Đông, trong đó nhấn mạnh vào sự phối hợp giữa máy bay tiêm kích và máy bay cảnh báo sớm (AEW&C). Kế hoạch này cho thấy rõ ý đồ kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào các dự án năng lượng Trung Á như một cách để giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Đông đầy biến động.
Sự bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama và nhiệm kỳ đầu tiên của Tập Cận Bình tạo ra một cơ hội độc nhất để đưa mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc theo một tiến trình tốt hơn. Tuy nhiên, để làm được điều đó, sẽ đòi hỏi khả năng lãnh đạo bền vững từ cấp cao nhất của cả hai chính phủ và một khuôn khổ nhận thức chung.
Có thể còn quá sớm nếu dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành nhà xuất khẩu hệ thống vũ khí hiện đại lớn, khi mà nước này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức đáng kể trong việc đưa sản phẩm cạnh tranh vào thị trường.
Đầu tháng 10, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện chiến dịch "lấy lòng" các nước ASEAN và chiến dịch này có thể đi vào các trang sách lịch sử. Những nỗ lực của Trung Quốc là nhằm tìm kiếm ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực.
Hàng loạt hoạt động ngoại giao gần đây của Nhật Bản và Trung Quốc đã cho thấy sự tranh giành ảnh hưởng trong khu vực giữa hai nước này ngày càng trở nên quyết liệt hơn.
Cuốn sách này tập hợp các tham luận của các học giả quốc tế trong và ngoài nước tham gia tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 3 về Biển Đông với chủ đề “Tranh chấp Biển Đông: Luật pháp, Địa Chính trị và Hợp tác Quốc tế” do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tại Hà Nội từ 4-5/11/2011.
Liệu Trung Quốc có đang tiếp tục đẩy mạnh những yêu sách lãnh thổ của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp chính trị, kinh tế và quân sự theo cái cách mà nước này đã từng làm năm ngoái không? Câu trả lời là có. Robert Sutter và Chin-hao Huang cho rằng chính những lợi thế đang ngày càng rõ ràng mà nước này có trước các đối thủ của mình sẽ dẫn đến một cách tiếp cận hung hăng hơn trong tương lai.
Chuyến công du Đông Nam Á vừa kết thúc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đem lại cảm giác về “một cuộc tấn công quyến rũ” mới và đặc biệt thu hút sự chú ý của giới truyền thông.