Tờ Liên hợp Buổi sáng của Xinh-ga-po gần đây đăng bài của nhà bình luận quốc tế Đỗ Bình thuộc Đài Truyền hình Vệ tinh Phượng Hoàng (Hồng kông), cho biết tại cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế vòng 3, Trung Quốc và Mỹ đã đạt được một số nhận thức chung, đặc biệt là việc đồng ý tiến hành đối thoại song phương về các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương.
Hãng tin AFP của Pháp ngày 17/6: Trong khi quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đang leo thang căng thẳng, Mỹ và Việt Nam hôm nay đã hội đàm ở Washington và ra tuyên bố chung kêu gọi tự do hàng hải, phản đối sử dụng vũ lực ở Biển Đông, bày tỏ ủng hộ tiến hành đàm phán theo văn bản DOC ký giữa Trung Quốc với các nước ASEAN năm 2002.
Báo China Daily ngày 18/6 đăng bài “China, Indonesia end first joint training” của phóng viên Cui Haipei. Nội dung chính như sau:
“Thời báo Tài chính” (Anh) ngày 16/6 đăng bài phân tích “Round two: the rest versus the rest” của bình luận gia Philip Stephens. Tác giả cho rằng xu hướng đối đầu giữa phương Tây và phần còn lại của thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh đã không còn nổi trội như trước nữa. Thay vào đó, sự đối đầu giữa các cường quốc mới nổi sẽ là nhân tố định hình bức tranh chính trị toàn cầu.
Gần đây thông tin quân đội Đài Loan sẽ diễn tập quân sự tại vùng biển Trường Sa đã khiến người ta đặt câu hỏi: liệu hai bờ có bắt tay nhau trong vấn đề Biển Đông không? Theo “Minh báo” của Hồng Công ngày 16/6 cho biết, cuối tháng 6, Hải quân và Cục Tuần tra bảo vệ bờ biển của Đài Loan sẽ tiến hành diễn tập quân sự ở khu vực đảo Thái Bình (Ba Bình).
Ngày 18/6 báo mạng Japanese times co đăng bài "Indonesia leader talks tíe, Soutch China Sea tensions". Nội dung bài viết liên quan đên cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Kan và Tổng Thống Indonesia Yudhoyono hôm 17/6 về biện pháp tăng cường quan hệ chiến lược song phương và đối ứng với căng thẳng đang leo thang ở Biển Đông từ tranh chấp giữa Bắc Kinh với các nước Đông Nam Á.
An ninh của nước Mỹ sẽ được bảo đảm tốt hơn nếu chính sách đối ngoại của nước này từ bỏ chủ nghĩa can thiệp vào công việc của nước khác. Một sự thay đổi như vậy chắc chắn sẽ phải trả giá đắt về chính trị cả ở trong lẫn ngoài nước. Nhưng đã đến lúc các nhà lãnh đạo nước này phải định ra một phương hướng mới. Tờ “Le Monde diplomatique” số ra gần đây có bài phân tích về vấn đề này như sau.
Mạng tin "Địa chính trị" mới đây đăng bài nghiên cứu về Biển Đông của tác giả Jure Vujić, luật sư, nhà địa chính trị, nhà văn mang hai quốc tịch Pháp và Crôatia. Nghiên cứu Biển Đông (NCBĐ) xin giới thiệu nội dung của bài viết như sau: Trong những thập kỷ tới, nước nào có sức mạnh sẽ giành được bá quyền tại khu vực này, đồng thời sẽ tạo được ảnh hưởng lên các dân tộc và hai khu vực kinh tế giàu nhất...
Mạng “Bình luận Trung Quốc” (Hồng Công) ngày 20/6 đăng bài viết của Ông Minh Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Đại học Đạm Giang (Đài Loan), cho biết nếu chính quyền Tổng thống Mã Anh Cửu muốn tháo gỡ khó khăn của Đài Loan trong vấn đề Biển Đông thì hiện là thời điểm rất tốt, có thể cùng Trung Quốc Đại lục tiến hành thảo luận lòng tin quân sự.
Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển lần thứ 21 tổ chức tại Niu Yoóc từ ngày 13 đến 17/6, đại diện chính quyền Manila kiên quyết bác bỏ mọi ý đồ mở rộng khu vực tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế liên quan đến tình hình tại vùng biển Tây Philíppin, theo cách gọi của Philíppin đối với Biển Đông.