Theo báo Irrawady (Thái Lan) ngày 29/11 có đăng bài Burma's Balancing Act Now Out in the Open, khi Chính quyền dân sự mới của Mianma trải thảm đỏ chào đón chuyến thăm lịch sử của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng là lúc không ai còn có thể hoài nghi việc Mianma muốn xây dựng quan hệ với Mỹ và phương Tây để tạo đối trọng với mối quan hệ quá gần gũi với Trung Quốc.
ASEAN, Trung Quốc sắp bàn Quy tắc Ứng xử Biển Đông; Trung Quốc chạy thử tàu sân bay Varyag lần hai; Trung Quốc tăng cường hạm đội tàu ngầm; Philíppin sắp triển khai tàu chiến mới ở biển Đông; Trung - Ấn sẽ thiết lập đường dây nóng hải quân, là những sự kiện chính liên quan đến Biển Đông trong tuần qua
Ngày 30/11, quân đội Trung Quốc đã lên án việc Mỹ và Ôxtrâylia nâng cấp các mối quan hệ quân sự, đồng thời cảnh báo rằng những hành động như vậy có thể làm xói mòn lòng tin và thổi bùng sự phản kháng thời Chiến tranh Lạnh. “China military denounces U.S.-Australia defense upgrade”
Theo nhà phân tích Aung Zaw, Tổng biên tập báo “Irrawaddy” có trụ sở tại Chiang Mai (Thái Lan), vào thời điểm Ngoại trưởng Mỹ Hillary có chuyến thăm lịch sử tới Mianma, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ sự cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Mianma. Tuy nhiên, ẩn sau biểu hiện bề nổi này là thái độ lo ngại ngày càng tăng của Bắc Kinh khi Mianma vươn tới Mỹ. “China’s Future Role in Burma”
Báo “Hải dương Trung Quốc” số ra gần đây đăng bài của tác giả Kim Vĩnh Minh, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu luật biển thuộc Ban nghiên cứu luật học, Viện khoa học xã hội Thượng Hải, phân tích ý nghĩa và xu hướng phát triển theo nhận thức chung đạt được giữa Trung Quốc và Việt Nam về triển vọng giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, nội dung như sau
Tại EAS lần thứ 6 ở Bali (Inđônêxia), các nước ASEAN đã cố gắng can dự với con rồng Trung Quốc. Vì lý do này, các chủ đề thảo luận chính tại hội nghị về tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như: sự kết nối, tài chính, năng lượng, giáo dục, quản lý các căn bệnh xã hội và thảm họa đã bị chìm đi bởi các nước trong khu vực muốn kéo Trung Quốc vào cuộc đối thoại nghiêm túc về các lo ngại an ninh...
Giữa lúc tình trạng căng thẳng trong khu vực liên quan đến các cuộc tranh chấp trên biển ngày càng tăng và Mỹ có những động thái nhằm khẳng định sức mạnh ở Thái Bình Dương, ngày 6/12, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi hải quân nước này chuẩn bị chiến đấu. “China’s Hu urges navy to prepare for combat”
“Thời báo Hoàn Cầu” ngày 7/12, đăng bài viết của Tiết Lực, chuyên gia nghiên cứu Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, với một số nội dung đáng chú ý về vấn đề Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc cần phải có một số nhận định căn bản về vấn đề Biển Đông. Nên coi ASEAN là đối tượng cần tranh thủ chứ không phải là đối thủ đấu tranh toàn lực.
Báo cáo đặc biệt của Trung tâm Nghiên cứu Châu Á (NBR) của Mỹ; Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi hải quân sẵn sàng chiến đấu; Trung Quốc chuẩn bị đưa giàn khoan khổng lồ ra Biển Đông; Việt Nam mua thêm 2 chiến hạm Gepard; TNK-BP muốn tăng cường khai thác Biển Đông; Philippines bắt 6 ngư dân Trung Quốc, là những sự kiện chính trong tuần qua.
Trong bài viết “A Code of Conduct for the South China Sea” đăng trên báo “Dân tộc” (Thái Lan), tác giả Mark J Valencia thuộc Chương trình Nghiên cứu châu Á và Viện Woodrow Wilson nhận định về các nội hàm và khả năng thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc diễn ra vào tháng 11/2012.