I. Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Trung Quốc chạy thử tàu sân bay Varyag lần hai. Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 29/11 cho biết, tàu sân bay Varyag của Trung Quốc đã rời cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, tiến hành chạy thử lần hai để thực hiện “các nghiên cứu khoa học và thử nghiệm”. Trước khi chạy thử lần hai, Varyag đã hoàn tất cả các công việc tân trang và kiểm nghiệm theo kế hoạch sau lần chạy thử lần thứ nhất hồi tháng 8 vừa qua[1].

“EU muốn làm điều phối viên trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông”. Trong đó chỉ trích EU đang có nhiều động thái muốn tham gia vào vấn đề Biển Đông đồng thời trích dẫn tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam về việc công khai yêu cầu Trung Quốc “trao trả” cho Việt Nam những hòn đảo có tranh chấp tại Biển Đông. Bài báo cho rằng đây là lần đầu tiên một lãnh đạo cấp cao của Việt Nam chỉ trích Trung Quốc “chiếm lĩnh” quần đảo Hoàng Sa và cũng nhắc lại chủ trương nhất quán của Trung Quốc về Biển Đông: Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển phụ cận[2].

Cơn dư chấn của Trung Quốc. Từ thời điểm giữa mùa hè khi mối quan hệ với Philíppin và Việt Nam xấu đi nhanh chóng, Trung Quốc đã tiến hành các bước đi về ngoại giao để khắc phục hậu quả. Mặc dù thành phần chủ nghĩa dân tộc kêu gọi Trung Quốc hãy “dự liệu và tấn công trước” đối với Philíppin và Việt Nam, như các bài báo trên tờ Thời báo hoàn cầu, nhưng Bắc Kinh đang thực hiện một đường lối khôn ngoan hơn nhiều. Sau khi đồng ý một bộ quy tắc hướng dẫn mới về thực thi tuyên bố ứng xử (DOC) ở Biển Đông với ASEAN vào tháng 7, hướng tới một bộ quy tắc ứng xử chính thức hóa, Trung Quốc đã tiếp đón Tổng thống Bengino Aquino trong chuyến thăm vào đầu tháng 9, và tiếp theo là Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn phú Trọng  một tháng sau đó [3].

Giao lưu trực tuyến với Thiếu tướng Giải phóng Quân Trung Quốc Doãn Trác. Chỉ cần thực hiện 5 nguyên tắc chung sống hoà bình, căn cứ nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc và Việt Nam, Trung Quốc và Philíppin sẽ tìm được con đường giải quyết tranh chấp mà các bên đều có thể chấp nhận được. Nhưng ở đây cần nhấn mạnh một điểm, Trung Quốc không muốn nhìn thấy việc có người cho rằng chính sách ngoại giao hoà bình của Trung Quốc là biểu hiện của sự mềm yếu. Trung Quốc chưa từng mềm yếu trong việc bảo vệ quyền lợi và chủ quyền các đảo[4].

Trung Quốc tăng cường hạm đội tàu ngầm. Theo tờ Minh Báo của Hồng kông, Trung Quốc kỳ vọng đóng thêm 30 tàu ngầm vào năm 2020, nâng tổng số tàu ngầm của nước này từ 62 lên tới 100 chiếc vào năm 2030. Cũng theo nguồn tin, Hải quân Mỹ đang có 75 tàu ngầm, trong đó 26 chiếc được triển khai ở Thái Bình Dương. Do đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển hải quân, trong đó có lực lượng tàu ngầm và tàu nổi, gồm tàu sân bay đầu tiên để sớm cân bằng cán cân quân sự[5].

“Tướng quân Trung Quốc cảnh cáo, thiện chí không phải là mềm yếu”. Thiếu tướng La Viện, nhà chiến lược quân sự của Trung Quốc nói rằng, nếu những nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc coi sự kiềm chế và thiện chí của Trung Quốc là sự mềm yếu thì đã phạm phải sai lầm. Bất kỳ nước nào phạm phải sai lầm như vậy đều nhận được “kết cục ngược với mong muốn”. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn mong muốn giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hoà bình[6].

Đọc toàn bộ Bản tin tại đây



[1] http://news.xinhuanet.com/english2010/china/2011-11/29/c_131276715.htm

[2] Báo Đông phương buổi sáng (Trung Quốc) ngày 26/11

[3] http://the-diplomat.com/flashpoints-blog/2011/11/26/chinese-aftershock/

[4] Tại “Diễn đàn cường quốc” báo Mạng Nhân dân chiều ngày 25/11/2011

[5] http://www.navyrecognition.com/index.php/news/year-2011-news/october-2011-navy-naval-news/215-chinese-navy-building-up-its-submarine-fleet.html

[6]http://www.scmp.com/portal/site/SCMP/menuitem.2c913216495213d5df646910cba0a0a0/?vgnextoid=87687ebbf3bd3310VgnVCM100000360a0a0aRCRD&vgnextfmt=teaser&ss=china&s=news