I. Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Trung Quốc chuẩn bị đưa giàn khoan khổng lồ ra Biển Đông. Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC sắp cho khoan mũi thăm dò dầu khí đầu tiên tại khu vực phía bắc của Biển Đông trong những tuần tới. Một quan chức của CNOOC cho biết “981 sẽ bắt đầu khoan vào cuối tháng này hoặc trong tháng 1”, đây là giàn khoan được Trung Quốc chế tạo và khánh thành hồi tháng 5 vừa qua, có thể hoạt động ở độ sâu 3000m dưới mực nước biển, với mức khoan sâu nhất có thể đạt đến vào khoảng 10.000m[1].

Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi hải quân Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu. Phát biểu trước Hội đồng Quân ủy Trung ương hôm 6/12, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh hải quân Trung Quốc phải "đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi và hiện đại hóa theo một đường lối vững chắc, tăng cường công tác chuẩn bị chiến đấu để có những đóng góp lớn hơn cho việc đảm bảo an ninh quốc gia". Phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào, đăng tải trên trang web của chính phủ, được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và các nước láng giềng của Bắc Kinh có những quan ngại sâu sắc về các tham vọng của hải quân Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông[2].

Phản ứng của Trung Quốc về vụ Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc ngoài khơi đảo Palawan. Ngày 5/12, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã kêu gọi chính quyền Philíppin “bảo đảm an toàn và các quyền lợi hợp pháp của các ngư dân Trung Quốc, sớm giải quyết vụ việc một cách công bằng”. Ông nói Bắc Kinh rất quan tâm đến sự cố này, đã nói chuyện với phía Philíppin và cử nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila đến gặp các ngư dân[3].

Trung Quốc “để ý” việc Việt Nam học lái tàu ngầm. Ngày 1/12, mạng sina.com.cn, một trang bán chính thức ở Trung Quốc, đăng trên phần diễn đàn một chùm ảnh các học viên Việt Nam, được cho là đang học vận hành tàu ngầm ở Nga mà có lẽ người sưu tầm lấy từ một trang Facebook cá nhân[4].

+ Việt Nam:

“Tuyên bố Ứng xử giữa các Bên ở Biển Đông và Phát triển Tài Nguyên Năng lượng Biển” của TS Trần Trường Thủy. Bài tham luận này tập trung vào những cơ hội đối với việc phát triển các nguồn tài nguyên năng lượng biển trong khu vực, được tạo ra từ Tuyên bố Ứng xử giữa các Bên ở Biển Đông (DOC), xem xét việc đề ra DOC, phân tích tại sao việc thực thi DOC vẫn chưa hoàn thành, và đưa ra một số đề xuất định hướng mang tính giải pháp đối với việc thực hiện DOC và thúc đẩy an ninh và hợp tác khu vực[5].

Đọc toàn bộ Bản tin tại đây



[1] http://af.reuters.com/article/energyOilNews/idAFL3E7N60MH20111206

[2] http://globalnation.inquirer.net/20435/chinas-hu-urges-navy-to-prepare-for-combat, http://news.xinhuanet.com/english/china/2011-12/06/c_131291648.htm

[3] http://www.fmprc.gov.cn/eng/xwfw/s2510/t884878.htm

[4] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/12/111206_submarine_training.shtml

[5] Tran Truong Thuy ,“The Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea and Developing Maritime Energy Resources”, http://nbr.org/publications/element.aspx?id=565